D-CREA

D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)
D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2) D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)

15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)

Trong phần 2 của loạt bài viết khám phá những phong cách thiết kế nội thất, D-CREA sẽ tiếp tục cùng bạn đọc tìm hiểu những nét đặc trưng của mỗi trường phái. Nếu bạn yêu thích sự lịch lãm, phóng khoáng, mang tính ứng dụng cao thì những phong cách tối giản sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Hãy cùng chúng tôi thưởng thức vẻ đẹp đặc biệt của sự tối giản qua những phong cách này.

D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)
D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian)

Đây là một phong cách nội thất phổ biến ở các nước Scandinavia bao gồm ba quốc gia Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Phong cách này tập trung vào những đường nét đơn giản, gọn gàng, đề cao chức năng mà không làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Nó ra đời và trở nên nổi tiếng vào những năm 1950, cùng thời điểm khi phong cách Hiện đại đang chiếm ưu thế ở Mỹ và Châu Âu.

Những ngôi nhà mang phong cách Bắc Âu thường nổi bật với sự ngăn nắp, sạch sẽ với những khoảng không gian rộng rãi, thoáng đãng. Bạn sẽ không tìm thấy những chi tiết trang trí phức tạp, cồng kềnh hay nội thất kiểu cách trong không gian nội thất Bắc Âu. 

Nội thất và đồ vật trang trí thường có chức năng tiện ích hoặc mang ý nghĩa văn hóa rõ rệt với dạng hình khối cơ bản, mạch lạc. Nó cũng được giản lược đi các chi tiết thừa, chỉ giữ lại những yếu tố liên quan tới công năng để nhấn mạnh vẻ đẹp hiện đại, đồng thời tiết kiệm không gian và dễ dàng di chuyển.

Những mảng màu trắng sáng tinh khiết là nét đặc trưng rất dễ nhận thấy trong các thiết kế Bắc Âu. Phản ánh chủ nghĩa tối giản, phong cách này sử dụng những màu đơn sắc nhằm tạo ra không gian thoáng mát, sáng sủa và trang nhã. Bên cạnh màu trắng, bảng màu còn bao gồm các sắc thái của màu xám, màu xanh, màu da nhẹ nhàng.

Ánh sáng tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng để mang tới sự tinh tế cho phong cách Bắc Âu. Cửa sổ rộng và cao cho phép lấy sáng tối đa kết hợp cùng các loại rèm mỏng và trong suốt để không che khuất hiệu ứng này. Ngoài ra, các loại đèn chiếu sáng với kiểu dáng đơn giản, thanh lịch cũng được bố trí thông minh, hài hòa phù hợp với không gian chung.

Thiết kế sử dụng chủ yếu các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, vải với kết cấu thô để tạo cảm giác gần gũi và thanh lịch.

D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)
D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)

Phong cách thiết kế nội thất Tối giản (Minimalist)

Phong cách thiết kế Tối giản phát triển từ năm 1960 đến năm 1970 tại Mỹ và cho tới bây giờ, nó vẫn là một trong những phong cách thời thượng nhất.

Đúng như tên gọi, nó đề cao sự đơn giản và tập trung chủ yếu vào tính tiện nghi, hướng tới việc kiến tạo ra không gian thoải mái nhất. Dựa trên nguyên tắc “ít hơn là nhiều” (less is more), thiết kế loại bỏ những chi tiết không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cơ bản như hình dạng, màu sắc và vật liệu.

Mặc dù chỉ sử dụng những yếu tố cơ bản nhất những Minimalist vẫn có cá tính riêng. Bên cạnh không gian mở tươi sáng và những đường nét gãy gọn, nó còn kết hợp các kết cấu – vật liệu chất lượng, tạo ra chiều sâu và sự hấp dẫn cho không gian. 

Khác với những phong cách khác, Minimalist áp dụng công thức tối giản cho cả màu sắc trong thiết kế. Những sắc thái khác nhau của các màu trung tính như trắng, xám và tông màu đất thường được sử dụng phổ biến. Điểm nhấn được thêm bằng các màu pastel hoặc sắc độ khác của tone màu chính để đảm bảo sự cân đối.

Đồ nội thất và phụ kiện được lựa chọn với tiêu chí về chức năng và tính thực tế khi sử dụng. Bề mặt phẳng, mịn và các đường nét khỏe khoắn, rõ ràng sẽ làm nổi bật lên đặc tính của từng món đồ. Những yếu tố hoa văn hay chi tiết phức tạp hoàn toàn không xuất hiện trong phong cách này.

Sự khác biệt trong kết cấu của chất liệu mang đến sự đa dạng và tô điểm thêm cho không gian Tối giản. Các vật liệu được lựa chọn kỹ càng như bê tông, thép, kính, gỗ, vải mang dấu ấn của nghệ thuật thủ công sẽ làm không gian thêm phần cá tính.

D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)

Phong cách thiết kế nội thất Japandi

Japandi là sự kết hợp độc đáo giữa hai phong cách thiết kế Nhật Bản và Bắc Âu.Nó lấy cảm hứng từ triết lý wabi-sabi cổ điển của Nhật Bản – đại diện cho cuộc sống bình dị, tận hưởng từng khoảnh khắc cùng với tinh thần hygge của người Scandinavi – nhấn mạnh sự thoải mái, ấm áp và hạnh phúc.

Bảng màu trong phong cách Japandi là màu sắc trung tính và nhẹ nhàng liên quan đến thiên nhiên như như be, cát, kem, nâu sáng, trắng ngà và tone màu đá. Nó được thêm điểm nhấn bằng các gam màu pastel hồng nhạt, xanh lam, xanh lá cây. Để tạo hiệu ứng tương phản ấn tượng, màu xám nhạt hoặc đen cũng được đưa vào trong thiết kế.

Phong cách Japandi nổi bật với không gian mở và các đường thẳng hoặc cong rõ ràng.

Nội thất thiên về sự đơn giản và các vật dụng trong không gian đều phục vụ mục đích chức năng với những đường nét hữu cơ.  

Ánh sáng tự nhiên là yếu tố không thể thiếu bởi nó thể hiện rõ quan niệm đưa thiên nhiên vào không gian sống đặc trưng ở cả hai phong cách gốc.

Nguyên tắc quan trọng là tập trung vào tính bền vững. Vật liệu tự nhiên như gỗ, mây tre, hay những loại vải dệt organic như lanh, cotton luôn xuất hiện trong những không gian Japandi. Các phụ kiện trang trí được làm thủ công bằng các chất liệu đất nung, gốm sứ, đá và thủy tinh với khả năng tái chế và sử dụng lâu dài.

Với sự tinh tế và tiện nghi mà những phong cách thiết kế nội thất theo trào lưu tối giản mà chúng tôi đã giới thiệu, hy vọng bạn đọc đã có thêm được những góc nhìn thú vị về cách mà những yếu tố cơ bản nhất có thể “phù phép” cho không gian. D-CREA sẽ tiếp tục mang đến những thông tin hữu ích hơn nữa trong phần tiếp theo.

(Còn tiếp)

Xem thêm tại: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

Ảnh: Internet

NEXT PROJECTS

Ergonomics – Mối Liên Hệ Giữa Con Người Và Thiết Kế
View more
  • D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)
  • D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)
  • D-CREA | 15 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Tuyệt Đẹp (Phần 2)