D-CREA

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)

Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)

Trong bài viết này, D-CREA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các bộ phận khác của tường là giằng tường, trụ liền tường, bệ tường (tường móng). Bên cạnh lanh tô như chúng tôi đã giới thiệu ở phần 2, đây cũng là những cấu kiện giúp tăng cường độ cứng cho tường. Bất kỳ thành phần nào cũng đóng vai trò quan trọng và góp phần đồng đảm bảo được chất lượng xây dựng cho mỗi dự án. 

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)

Để tạo cửa đi, cửa sổ và đặt các loại đường ống và thiết bị trên tường, chúng ta buộc phải đục các lỗ trên tường. Tuy nhiên, những thao tác này gây ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của tường. Để giải quyết vấn đề, trong quy trình thiết kế cần bổ sung thêm các thành phần như lanh tô, giằng tường, và trụ liền tường. Những phần này được thiết kế để củng cố và làm tăng khả năng chịu lực của tường, đảm bảo rằng những lỗ đục không làm ảnh hưởng quá mức đến cấu trúc chung của công trình.

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)

Giằng tường

 

Giằng tường là một phần của cấu trúc được thêm vào để gia tăng độ cứng của tường theo phương ngang. Giằng tường đồng thời cũng đảm bảo sự ổn định cho nhà, đặc biệt là ở các bộ phận như đỉnh tường hoặc chân tường.

Tác dụng của giằng tường:

  • Phân bổ chiều cao của tường: Được sử dụng để phân chia chiều cao của tường trong tầng nhà sao cho nó phù hợp với yêu cầu của thiết kế. Đối với tường có chiều cao khoảng 3-4 mét, việc thêm một giằng tường sẽ giúp cân bằng và tăng độ cứng.
  • Được đặt ở các vị trí quan trọng như những điểm dễ mất ổn định. Giằng tường tạo thành một vành đai kín quanh nhà, cung cấp sự ổn định và hỗ trợ cho cả cấu trúc chung.
  • Chịu đựng và chống lún, xé, nứt: Giằng tường tham gia vào quá trình chịu lực, ngăn chặn lún không đều, chống xé, chống nứt, làm tăng độ cứng và giúp phân bố lực đồng đều hơn.
  • Bố trí giằng tường thường nằm ở vị trí trên lỗ cửa sổ và cửa đi. Tuy nhiên, trên lý thuyết là đặt giằng tường giữa chiều cao của tầng nhà, nhưng do do giằng tường chạy cùng một cốt, trong nhà lại có tường ngăn , đập, tường chứa các ô cửa nên sẽ không đồng nhất.

Kích thước của giằng tường được thiết kế với bề rộng bằng bề rộng của tường và chiều cao tương đương với 1,2 hàng gạch (khoảng 70-140 mm).

 

Trụ liền tường

 

Trụ liền tường đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tường trở nên vững chắc và tăng cường khả năng chịu lực. Trụ liền tường chịu trực tiếp tải trọng từ dàn mái hoặc từ dầm sàn chuyển vào, giúp phân phối và dàn đều áp lực lên tường một cách hiệu quả.

Chiều rộng và dày của bộ phận nhô ra khỏi tường thường là bội số của 1/2 gạch. Chiều rộng thường 1 – 1/2 gạch hoặc lớn hơn, nhằm đảm bảo khả năng chịu lực hiệu quả và tính ổn định của tường.

Bệ tường (tường móng)

Bệ tường, hay còn gọi là tường móng, là phần thân tường gần mặt đất. Điều này làm cho nó dễ bị ẩm ướt khi gặp nước mưa thấm theo tường hoặc nước ngầm làm ảnh hưởng đến độ ẩm trong nhà và có thể gây hư hại cấu trúc tường. Do đó, người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ bệ tường, cũng như thiết kế hệ thống rãnh nước hoặc nền dốc để thoát nước mưa ra khỏi công trình.

Cách làm bệ tường:

  • Bằng vật liệu chịu lực cao: Sử dụng vật liệu như phiến đá, bê tông, hoặc bê tông cốt thép để làm bệ tường. Việc này giúp tăng khả năng chịu lực và có thể làm cho bệ tường nhỏ hơn thân tường khoảng 30 – 50mm.Áp dụng cách này giúp tối ưu hóa việc thoát nước mưa.
  • Bằng vật liệu thông thường: Sử dụng vật liệu như gạch để xây dựng bệ tường. Để tăng hiệu quả chịu lực có thể xây dựng bệ tường cao hơn thân tường và tạo ra các gờ nhô ra khỏi thân tường khoảng 30 – 50mm. Bề ngoài của bệ tường thường được trát bằng vữa ximăng và có thể ốp đá hoặc tấm granito với nhiều màu sắc khác nhau để tăng tính thẩm mỹ.

Bảo vệ bệ tường bằng rãnh thoát nước quanh nhà:

  • Rãnh thoát nước xung quanh nhà có chức năng dẫn nước mưa và nước bẩn ra xa khỏi công trình, đến hệ thống thoát nước chung nổi hoặc chìm.
  • Thường được làm bằng các vật liệu như đá, gạch, bê tông, ngoài ra có thể sử dụng vữa xi măng mác 80 để trát bề mặt. Tránh sử dụng gạch vì chúng dễ bị hư hạ và thấm ngược khi tiếp xúc lâu với thước
  • Ở những vùng mưa ít, cũng có thể xây vỉa hè với độ dốc 5% để đảm bảo thoát nước hiệu quả.

Qua việc hiểu rõ về các bộ phận với chức năng tăng cường và bảo vệ tường, D-CREA hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin và giải pháp hữu ích khi xử lý, thi công một công trình. Hãy đón đọc phần tiếp theo để tiếp tục có cái nhìn tổng thể và sâu hơn về những bộ phận kỹ thuật rất quan trọng trong mọi dự án. 

(Còn tiếp).

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo  và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

NEXT PROJECTS

Nâng Cao Chất Lượng Ngôi Nhà Với Hệ Thống HVAC
View more
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 3)