D-CREA

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)

Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)

Tiếp nối chuỗi bài về các bộ phận của tường, D-CREA mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin về cấu tạo mặt tường, và cấu tạo tường đá. Đây là những phần phụ tương đối quan trọng. Mỗi phân loại được sử dụng cho những trường hợp cụ thế, tuy nhiên chúng đều có nhiệm vụ chung giữ cho kết cấu công trình được ổn định, vững chãi.

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)

Khái niệm về mặt tường

Lớp mặt tường có vai trò chủ yếu là bảo vệ tường khỏi tác động của mưa, gió và các yếu tố có thể gây hại do con người tạo ra, như tác động vật lý, hóa học hoặc hư hại… Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm đẹp cho công trình, giữ vệ sinh. Đôi khi, lớp mặt tường còn có thể cải thiện khả năng cách nhiệt, cách âm và quang học của công trình.

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)

Cấu tạo mặt tường

Mặt tường bao gồm mặt tường ngoài và mặt tường trong. 

Mặt tường ngoài: Được chia thành 3 loại

  • Mặt tường không trát: Xây bằng gạch trần không trát vữa. Yêu cầu mặt tường phải được xây thẳng, gạch tốt, vuông thành sắc cạnh, không cong, không sứt mẻ, và mạch vữa phải phẳng và đều. Để ngăn nước mưa thấm vào qua mạch vữa, lớp vữa xây phải sử dụng vữa xi măng mác cao 50-75 để làm mạch vữa lồi hoặc lõm.
  • Mặt tường trát: Thường có 2 lớp do tường không đồng đều, có những vùng lồi hoặc lõm. Lớp đầu tiên có nhiệm vụ làm phẳng bề mặt tường, sau đó tiếp tục phủ trát lớp thứ hai. Nếu cần thiết, có thể thêm một lớp vữa trát khác để đạt được tổng độ dày của các lớp là 16-20mm. Mặt tường trát thường được ứng dụng ở những khu vực như mặt hè rãnh, máng nước, sê nô, khu vệ sinh, bể nước, và bể phốt.
  • Mặt tường ốp: Có thể dùng các phiến đá hoặc tấm granito đã được đúc sẵn để làm lớp phủ bề ngoài của tường.

Mặt tường trong: 

Do yêu cầu vệ sinh, mặt tường trong thường sử dụng tường trát vữa với cấu tạo tương tự như tường bên ngoài. Khi thực hiện quá trình trát tường bên trong, cần chú ý đến những điểm sau:

  • Trong các khu vực ẩm, có nước phòng tắm, vệ sinh nên sử dụng vữa xi măng mác cao để trát từ sàn lên đến độ cao 1m60, hoặc có thể sử dụng gạch tráng men để ốp mặt tường.
  • Ở góc tường, nên sử dụng vữa xi măng mác cao để trát nhằm tránh sự mẻ nứt khi có va chạm.
  • Ở chân tường, nên sử dụng vữa xi măng, ốp gạch men hoặc nẹp gỗ để trát. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu về trang trí, mặt tường bên trong cũng có thể được ốp bằng gỗ với họa tiết vân gỗ hoặc lambris.

Tường đá

Để đảm bảo cấu trúc tường chịu lực tốt, dễ xây và đẹp, việc xây tường đá cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Xây thành hàng: Các mạch vữa ngang phải cùng nằm trên một mặt phẳng ngang để tránh tình trạng đá chèn lẫn nhau khi chịu lực.
  • Các mạch vữa đứng không trùng nhau: Điều này giúp tránh tình trạng tường bị nứt theo chiều đứng.
  • Thớ đá xây phải nằm ngang: Cụ thể là thẳng góc với hướng tác động của lực. Đối với đá sức nén ngang, thớ tốt hơn sức chịu nên đặt thớ đá thẳng góc.
  • Không sử dụng đá cong và dài: Vì chúng dễ gặp tình trạng gãy, nếu có đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để đảm bảo ổn định.
  • Ở góc tường sử dụng viên đá to: Điều này giúp kết nối hai đầu tường chặt chẽ. Theo mỗi độ cao 1m, nên sử dụng một viên đá to để kết nối ngang hai đầu tường.
  • Mạch vữa xây không nên quá dày: Đối với đá hộc, mạch vữa xây khoảng 3cm, đối với đá gia công, mạch vữa xây có thể mỏng hơn.

Về nguyên tắc cấu tạo: Tùy thuộc vào kích thước của từng viên đá, quyết định cách xây như sau:

  • Xây theo hàng: Thích hợp cho các viên đá có kích thước đều nhau.
  • Xây ngắt tầng: Phù hợp với các viên đá có kích thước khác nhau.

Bề dày của tường phải lớn hơn hoặc bằng 40cm đối với đá hộc.

(Còn tiếp).

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo  và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

NEXT PROJECTS

8 Ý Tưởng Thiết kế Nội Thất An Toàn Và Đẹp Mắt
View more
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường (Phần 4)