D-CREA

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5) D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)

Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường – Vách Ngăn (Phần 5)

Trong phần cuối của loạt bài viết về các bộ phận và cấu tạo của tường, D-CREA sẽ cùng bạn đọc thảo luận về vách ngăn và một số loại tường đặc biệt. Khác với các loại tường ngoài có tác dụng chính là chịu lực và bảo vệ thì những loại tường trong có cấu tạo và chức năng chính là phân chia, hỗ trợ kết cấu đồng thời đảm bảo cho công trình đạt được chất lượng yêu cầu cả về mặt kỹ thuật và mỹ quan.

D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)

Vách ngăn

Vách ngăn là một phần kết cấu không chịu lực, được sử dụng để phân chia không gian trong nhà.

Yêu cầu của vách ngăn:

  • Về khả năng chịu lực: Cần có khả năng chịu được trọng lượng của chính nó, đồng thời phải có độ cứng và ổn định.
  • Về khả năng cách âm: Phải đảm bảo khả năng cách âm tốt, sử dụng các loại vật liệu nhẹ, có nhiều khoảng trống để cách âm, như là vỏ dăm hoặc bào ép…
  •  Về mặt thẩm mỹ: Không có khe hở, đồng thời không cho âm thanh truyền qua và không ngấm nước.
  • Về độ dày của vách: Tuỳ thuộc vào vật liệu và yêu cầu về cách âm mà quyết định nhằm đảm bảo sử dụng vật liệu phù hợp, có cấu tạo và cách thi công đơn giản.
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)
D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)

Cấu tạo của các loại vách ngăn – tường ngăn

Tường ngăn là một kết cấu không chịu lực. Yêu cầu bao gồm trọng lượng nhẹ, bề dày mỏng, bề mặt phẳng, đồng thời phải có độ cứng nhất định và khả năng cách âm, chống ẩm, chống nước. Dựa vào kết cấu, vật liệu và phương pháp thi công, chúng ta có thể phân loại các loại tường ngăn như sau:

Tường ngăn tosi : (khung gỗ hoặc tre trát vôi rơm)

Vật liệu chủ yếu được sử dụng trong việc xây dựng tường tosi là gỗ hồng sắc loại 5 để làm các cấu kiện như trụ đứng, thanh ngang và thanh xiên. Bề ngoài của tường thường được phủ lớp lati hoặc nẹp tre, sau đó trải lớp vữa và sơn màu vôi để tạo điểm nhấn về thẩm mỹ.

  • Cấu tạo thân tường: Sử dụng gỗ kích thước 5 x 10 m làm dầm ngang ở trên mặt sàn và dưới mặt trần. Giữa hai dầm này đặt các cột trụ với kích thước 3 x 7 hoặc 5 x 9 cm, cách nhau khoảng 40 – 50 cm. Để tăng độ cứng, người ta đặt các thanh ngang cách nhau khoảng 150 cm. Sau khi khung tường được hoàn thành, tiến hành đóng lớp lati với hai kích thước phổ biến là 0,6 x 2,4 x 120 cm và 0,9 x 3,8 x 120 cm. Khoảng cách giữa hai lớp lati được duy trì từ 6 – 10 mm để đảm bảo vữa sau khi trát có thể kết dính chặt với lati.
  • Đầu lati phải đặt trên trụ đúng, và không nên đóng liên tục một thanh đứng với khoảng cách quá 500 mm. Để tăng khả năng chống cháy và chống ẩm, có thể sử dụng lưới thép mắt cáo phủ lên lớp lati và trát vữa dày 2 cm. Trong trường hợp này, khoảng cách giữa hai lớp lati có thể được mở rộng từ 8 – 15 mm.
  • Nếu muốn tiết kiệm gỗ, có thể thay thế các thanh gỗ bằng thép hình nhỏ và phủ lưới.
  • Tường tosi với ưu điểm về độ mỏng, trọng lượng nhẹ và dễ thi công là lựa chọn thích hợp ở những nơi có nguồn cung gỗ và tre dồi dào. Tuy nhiên, đối với những vùng ít nguồn gỗ, nên hạn chế sử dụng loại tường ngăn này.

Tường ngăn bằng gạch

Tường ngăn này được làm từ gạch, có độ dày là 6 và 11 cm. Các viên gạch được đặt chồng lên nhau sao cho mỗi mạch vữa đứng chênh lệch 1/2 viên gạch. Để tăng độ vững chắc của tường, có thể sử dụng thép hoặc trụ liền tường để gia cố. 

  • Đối với tường có độ dày 6 cm, có thể sử dụng trụ gỗ kích thước 8 x 8 cm, với khoảng cách giữa hai trụ là 200 cm. Hoặc có thể gia cố bằng cách đặt thanh thép dọc và ngang vào mạch vữa của tường.
  • Đối với tường có độ dày 11cm, có thể sử dụng trụ gạch kích thước 22 x 22 cm, với khoảng cách giữa hai trụ là từ 250 đến 400 cm. Hoặc có thể gia cố bằng cách đặt thanh thép ngang, mỗi đường hàng gạch cần thêm 2 thanh thép đường kính Ø6.
  • Lưu ý rằng đối với cả hai loại tường trên, không nên xây cao hơn 400 cm đối với tường dày 11 cm và không nên xây cao hơn 200 cm đối với tường dày 6 cm. Điều này giúp đảm bảo tính ổn định và an toàn của công trình xây dựng.

Tường ngăn bằng các tấm đúc sẵn

Tấm đúc được làm từ bê tông bọt, bê tông nhẹ hoặc bê tông than xỉ, và có thể được gia cố thêm cốt thép đối với các tấm nhỏ. Ưu điểm của loại tường này là trọng lượng nhẹ, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Độ dày của các tấm thường từ 5 đến 10 cm.

Có hai loại kích thước chính của tấm:

  • Loại nhỏ được sử dụng để xây tường bằng cách lắp ghép nhiều tấm.
  •  Loại lớn gồm những tấm có độ dày bằng chiều cao của tầng nhà, được sử dụng để xây dựng thành tường.

Ngoài ra, có cả loại tấm kết hợp nhiều loại vật liệu tường ngăn khác nhau, cũng như sử dụng vật liệu địa phương như gỗ, tre, nứa, và thậm chí cả tường ngăn bằng đất sét hoặc đất đồi. Còn có tường bện đất nhồi rơm trên sườn tre, còn được gọi là tường mành trỉ.

Tường ngăn bằng gỗ

Có nhiều loại tường tùy thuộc vào kích thước gỗ sử dụng, có thể là gỗ thanh hoặc gỗ ván.

Khi sử dụng gỗ ván, trước tiên cần xây bệ khung sườn của tường với các thanh đứng hoặc thanh ngang, khoảng cách từ 0,50 – 2,00m tùy theo chiều dài của gỗ ván. Gỗ ván thường có kích thước dày 2 – 2,5 cm, bản rộng 10 – 12 cm. 

Cách đóng gỗ ván phổ biến có 2 loại :

  • Đóng ngang liền mí, chồng mí hoặc ghép mộng. 
  • Đóng đứng liền mí với nẹp che, chồng mí hoặc ghép mộng.
  • Cần chú ý đặt gỗ ván theo sớ cây khi xây khung sườn để tránh tình trạng cong vênh của tường.
  • Nếu sử dụng gỗ dán hoặc ván ép, khung sườn thường có nhiều thanh ngang hơn thanh đứng.
  • Khi đóng ván cho cả hai mặt tường, cần để lỗ thông hơi để chống ẩm cho thân tường.

Tường tại các vị trí đặc biệt

Tường tại các vị trí đặc biệt được phân chia thành một số loại:

  • Tường lan can: Là tường xây cao từ 800 – 1000 mm để  bảo vệ và làm đẹp. Có thể sáng tạo nhiều mẫu khác nhau, xây dựng với các kích thước như 220, 105 hoặc 60. Phía trên thường đổ giằng bê tông cốt thép cho chắc chắn.
  • Tường hoa trang trí: Loại tường được thiết kế để trang trí các vị trí đặc biệt trong công trình và cũng được sử dụng để tạo sự thông thoáng.
  • Tường gạch rỗng: Tường này sử dụng gạch có 2, 3 hoặc 4 lỗ để xây vách ngăn giữa các bước gian. Có tác dụng cách nhiệt, cách âm tốt và trọng lượng nhẹ.
  • Tường bê tông cốt thép đúc sẵn: Loại tường này có bề dày mỏng, tiết kiệm diện tích, và đặc biệt là có thể thi công nhanh chóng, nhưng giá thành thường cao.

Qua loạt bài viết về các bộ phận và cấu tạo của tường, D-CREA hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật trong xây dựng, thi công.

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo  và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

NEXT PROJECTS

“Ngôi làng dọc” ở Tirana, Albania
View more
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)
  • D-CREA | Các Bộ Phận Và Cấu Tạo Của Tường - Vách Ngăn (Phần 5)