D-CREA

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
D-CREA | Biệt thự Hoa Mai

03.

BIỆT THỰ
HOA MAI

Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa, cổ nhân đã dùng hoa mai để làm hoa trưng Tết. Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật mà không phải loại hoa nào cũng có thể có được. Thổi “hồn” hoa mai vào thiết kế cho vị khách Sài Thành, các kiến trúc sư (KTS) D-CREA không chỉ muốn thể hiện sức sống mãnh liệt, thanh cao mà còn muốn mang sự rực rỡ ấy tô thắm cho căn biệt thự cao cấp giữa đất trời phương Nam.

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
D-CREA | Biệt thự Hoa Mai

Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và nười Việt Nam nói riêng, Bộ Tứ quý gồm: Mai – Lan – Cúc – Trúc là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… Treo chúng trong nhà còn mang ý nghĩa cầu may mắn, bốn mùa mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi. 

Không chỉ là tranh, đó còn đại diện cho nét văn hoá riêng có của người Việt ta, như tứ phương, tứ trụ, tứ đức…

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai

Tượng trưng cho sự thanh khiết và cao quý

BIỆT THỰ
HOA MAI

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
D-CREA | Biệt thự Hoa Mai

Hoa mai trong Tứ quý đại diện cho mùa xuân. Mai tượng trưng cho sự thanh khiết, cao quý. Mai vượt qua cái lạnh của mùa đông giá rét để đơm chồi nẩy nhuỵ và bung cánh khi nắng xuân về. Mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, vươn lên giữa khắc nghiệt của thiên nhiên. Mai mang nét đẹp mong manh nhưng thật rực rỡ và kiên cường…

Từ ngàn xưa, hoa mai là đề tài cho thơ phú, hội họa. Đời Tống có Lâm Bô trồng cả một vườn mai ở Côn Sơn, không ra làm quan, không cả vợ con, ở vậy mà xem mai thê hạc tử (vợ là hoa mai, con là chim hạc). Nguyễn Du sau này viết: “Nghêu ngao vui thú yên hà; Mai là bạn cũ, Hạc là người quen” cũng mượn từ tích đó.

Vua Lê Thánh Tông đã ví cây mai như đấng trượng phu trong Hồng Đức quốc âm thi tậpTiết cùng trượng phu, tùng lấy bạn; Kết trong quân tử, trúc là đôi(Lão Mai). Hoặc như trong Hương miệt hành – truyện thơ được sáng tác từ đầu Lê (có sách cho là đời Trần), có câu: “Tuyết mai cốt cách, ngọc tinh thần”. Câu thơ ấy khiến nhiều người liên tưởng ngay đến câu Kiều quen thuộc: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” của đại thi hào Nguyễn Du.

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
D-CREA | Biệt thự Hoa Mai

BIỆT THỰ
HOA MAI

Ngay cả Bác Hồ cũng tức cảnh làm bài thơ chữ Hán Thướng Sơn (Lên núi), trong đó xuất hiện hình ảnh một cành mai trong tứ thơ rất bất ngờ và xúc động: “Cử đầu hồng nhật cận; Đối ngạn nhất chi mai”. Và còn nhiều nữa những cái tên “gạo cội” trong nền Văn học Việt cũng góp lời về mai như tả về người tri kỷ, có thể kể đến Thiền Sư Mãn Giác, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Xuân Diệu…

Các tác giả viết về hoa mai không chỉ đơn thuần nhìn bằng mắt như các nghệ nhân tạo hình chân phương, các thi sĩ nhìn mai bằng một biểu cảm cao nhất của tâm hồn dạt dào cảm xúc.

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
D-CREA | Biệt thự Hoa Mai

Hình ảnh tráng lệ của những bông mai vàng với vẻ thanh kỳ, lãng mạn được các KTS đặc tả lại trên những hoa văn tại các sảnh kính. Độ tròn cong yêu kiều của cánh mai được biến tấu trên các vòm cong của cửa sổ. Cả công trình tựa như một khóm mai hướng nắng với đủ loại hình thái, từ bung cánh rực rỡ đến nụ cao xinh xắn, tất cả tạo nên một kết cấu vững chắc nhưng cũng rất nghệ thuật.

Căn biệt thự khoác lên mình màu nắng, trộn lẫn với hương đất trời, tan vào không khí ban mai của buổi nghênh tân rồi bừng nở một cách trang trọng và thanh cao. Dù thiết kế mang những đường nét rất hiện đại nhưng Biệt thự Hoa Mai cũng gợi lên những nét đẹp rất riêng của văn hoá Việt. Ở đó, các KTS mang tâm hồn thi sĩ đang gieo những vần thơ tuyệt đẹp về hoa mai, giúp ta tìm thấy những tâm hồn đồng điệu.

D-CREA | Biệt thự Hoa Mai
Play Video

BIỆT THỰ
HOA MAI