KIẾN TRÚC SƯ VÀ NHÀ THIẾT KẾ MANG LẠI SỨC SỐNG MỚI CHO “RÁC THẢI” (PHẦN 1)
Một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn nằm ở việc thay đổi quan điểm của chúng ta về “rác thải”. Dán nhãn rác thải cho một mặt hàng có nghĩa là làm mất giá trị của nó và chấm dứt vai trò hữu ích của nó trong nền kinh tế tuyến tính truyền thống.
Mặc dù món đồ đó có thể vẫn còn giá trị, nhưng khi chúng ta nghĩ mình không cần đến nó nữa thì đồng nghĩa là cuộc sống của nó sẽ tiếp tục ở bãi rác. Sự thay đổi quan điểm liên quan đến cụm từ rác thải này đồng nghĩa với việc chúng ta tạo cơ hội cho lượng rác thải ngày càng trở nên quá tải trên toán thế giới. Những nhà thiết kế và kiến trúc sư được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây không chỉ tìm cách tái chế những đồ vật bị bỏ đi một cách hiệu quả mà còn khoác lên cho chúng những chiếc áo mới, mang đến cho chúng ý nghĩa và giá trị mới thông qua quá trình làm việc cẩn thận của mình.
Salvage Chair/Jay Sae Jung Oh
Tại Seattle, nhà thiết kế – nghệ sĩ Hàn Quốc Jay Sae Jung Oh tận dụng những đồ gia dụng bỏ đi và biến chúng thành những chiếc ghế bọc da trang trí. Dòng sản phẩm Salvage Chair ra đời với mong muốn loại bỏ “nền văn hóa dùng một lần”.
“Nguồn cảm hứng của tôi nằm ở những đồ vật hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù xung quanh cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ vật nhưng ta thường không thừa nhận giá trị thực sự của chúng và liên tục theo đuổi những thứ mới.” – Jay Sae Jung Oh
Quá trình của cô bao gồm việc thu thập những món đồ bị bỏ rơi và lắp ráp chúng thành những hình dạng mới rồi sau đó cô quấn lại bằng dây da. Bị che khuất bởi lớp da, những đồ vật này có hình dạng mới khi chúng hòa quyện vào nhau, tạo ra những mảnh nghệ thuật ghép phức tạp được tạo bởi giữa đồ nội thất và tác phẩm điêu khắc.
Căng tin rạp xiếc/Multitude of Sins
Tại Bangalore, Ấn Độ , studio thiết kế nội thất Multitude of Sins đã thiết kế nội thất nhà hàng bằng cách sử dụng chưa đến 10% vật liệu mới. Được ủy quyền bởi Cộng đồng nghệ thuật Bangalore Creative Circus, dự án rộng 2.134 mét vuông này được hoàn thành vào năm 2021. MOS đã thiết kế các lớp hoàn thiện bề mặt, ánh sáng, đồ nội thất và các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt gần như hoàn toàn từ hoạt động quyên góp “rác thải” trên toàn thành phố. Quá trình thiết kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào những gì sẵn có trong nguồn tài nguyên bị bỏ đi của thành phố, dẫn đến một loạt màu sắc và kết cấu đặc biệt.
Cổng vòm lối vào được làm từ kim loại phế liệu và phủ màu xanh mòng két, trong khi đèn chùm được chế tác khéo léo từ dây xích xe đạp và dũa kim loại. Đèn pha xe tái chế được tái sử dụng làm thiết bị chiếu sáng và sàn được làm từ các mẫu sàn trưng bày bị loại bỏ. Một bức tranh ghép chắp vá của các mẫu giấy dán tường bỏ đi tạo nên phông nền bắt mắt cho quầy thức ăn.