D-CREA

D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

Khi cải tạo hay không gian kiến trúc, nội thất, một trong những yếu tố rất quan trọng là xem xét xem xét các hình thái nào phù hợp nhất với người sử dụng không gian đó. Đây là mối liên hệ giữa hình dạng hữu cơ và tâm lý học trong thiết kế, là một khái niệm biểu tượng học và nghệ thuật. Thông qua các hình dạng, chúng ta có thể hiểu về tác động tâm lý của từng loại và cảm xúc mà chúng gợi lên. Điều này giúp cải thiện không gian và tạo ra những trải nghiệm tích cực. Nó cho phép các nhà thiết kế thử nghiệm và hiện thực hóa ý tưởng với nhiều hình dạng và cách kết hợp hoa văn khác nhau để tạo ra một thiết kế tối ưu. D-CREA sẽ thảo luận và xem xét một số hình dạng phổ biến, ý nghĩa đằng sau chúng và cách áp dụng một cách phù hợp nhất.

Hình tròn và đường cong – Điểm nhấn mềm mại và uyển chuyển

Hình dạng tròn thường được biểu trưng cho nữ tính. Mối quan hệ tự nhiên của tâm lý con người thể hiện qua tình mẫu tử khiến chúng ta cảm thấy gần gũi với hình dạng này, gắn kết với nó chặt chẽ trong cuộc sống và trong cộng đồng.

Những hình dạng tròn và đường cong gợi lên cảm giác được bao học, hỗ trợ và có tính liên tục, đặc biệt khi chúng không có điểm kết thúc hay bắt đầu rõ ràng. Đây cũng là một trong những yếu tố nhấn mạnh sự chuyển động không ngừng, tạo nên dòng chảy và nhịp điệu trong thiết kế.

Các đồ nội thất dạng cong như tựa ghế, bàn, gối, đệm…  cũng góp phần mang đến cho không gian năng lượng tích cực, phù hợp cho các hoạt động cần kết nối tương tác. Trong nhà ở, những không gian sinh hoạt chung, không gian mở hay phòng ăn sẽ là nơi lý tưởng để áp dụng dạng hình này. 

Với không gian công cộng, các kiến trúc sư thường xem xét sử dụng hình dạng này trong các spa, khách sạn, bệnh viện… và những nơi cần sự thoải mái và tích cực.

 

D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

Hình chữ nhật và hình vuông – Nét đẹp của sự cân bằng và trật tự

Chúng ta thường thấy những hình dạng đối xứng, vuông góc, và vì thế không có gì ngạc nhiên khi các hình dạng này ảnh hưởng đến tâm lý con người một cách tự nhiên và đi sâu vào tiềm thức. Hình vuông và hình chữ nhật xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ màn hình máy tính, tòa nhà cho đến nội thất văn phòng, nhà hàng. Những hình dạng này mang đến cảm giác an toàn, tự tin, chuyên nghiệp và trật tự.

 

Tính đối xứng và vuông góc mang đến cảm giác cân bằng, ổn định, và an toàn. Biểu tượng của sự đồng nhất và chắc chắn giúp ta cảm thấy tự tin và tin tưởng vào môi trường xung quanh. Chính vì vậy, những hình dạng này thường được sử dụng trong môi trường kinh doanh, văn phòng, nhà hàng để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Sử dụng hình vuông và hình chữ nhật trong thiết kế thường được áp dụng xen kẽ giữa bố cục không gian và các yếu tố trang trí. Hầu hết trong mọi thiết kế, các hình vuông, hình chữ nhật được dùng để phân chia khu vực chức năng trong không gian. Bên cạnh đó, các hoa văn họa tiết hình vuông và hình chữ nhật với nhiều màu sắc và kích thước khác nhau cũng giúp tạo nên những thiết kế sàn, tường và điểm nhấn nhà độc đáo, thể hiện phong cách và cá tính riêng.

D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

Hình tam giác – Biểu tượng của đích đến và thành công

Hình tam giác ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc và đa dạng. Khi nghĩ về hình tam giác, chúng ta có thể liên tưởng đến những kim tự tháp nổi tiếng tại Ai Cập hay quen thuộc hơn là các biển báo giao thông. Góc nhọn tượng trưng cho đỉnh cao của một vật thể, thể hiện mong muốn thành công và đạt được mục tiêu trong mọi lĩnh vực.

Trong văn hóa đại chúng, hình tam giác được ví như nút “chơi” trong game, thể hiện sự khởi đầu, hành động và chiến thắng.

Điểm nhấn của hình tam giác giúp thu hút sự chú ý và tạo nên  ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Vì vậy, các kiến trúc sư thường sử dụng hình tam giác ở không gian liên kết như hành lang, phòng chờ và quầy lễ tân của khách sạn để chào đón và tương tác với khách hàng. 

Trong công trình công cộng, hình tam giác là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều không gian nội thất thương mại. Từ văn phòng đến cơ sở giáo dục, các khu vực di chuyển và tiếp đón… Đây là những nơi cần khơi dậy tinh thần vươn lên, thành tích, sự hiếu khách và thúc đẩy thành công.

Trong thiết kế nhà ở, có thể sử dụng đệm, tác phẩm nghệ thuật và họa tiết sàn nhà hình tam giác giúp tạo ra bầu không khí tích cực, kích thích tư duy và hướng đến cảm giác thành tựu, thỏa mãn.

D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

Hình lục giác và kim cương – Gợi ý cho không gian sáng tạo

Hình lục giác là một hình dạng tự nhiên thường xuất hiện trong tổ ong. Chúng biểu trưng cho một số tập tính loài ong như như tinh thần đồng đội, hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả. Nó còn mang tới cảm giác về cộng đồng, sự sáng tạo và tính cân bằng. Những tác động tích cực này làm cho hình lục giác là lựa chọn hấp dẫn trong các ngành công nghiệp sáng tạo.

Kim cương, từng được xem như biểu tượng của sự rõ ràng,  tinh tế, kiến thức và chất lượng, cũng mang ý nghĩa về sự bất tử và xuất sắc. Kết hợp hai hình dạng lục giác và kim cương, các kiến trúc sư có thể tạo ra không gian sống động và điểm nhấn hấp dẫn.

Vì sự linh hoạt và đa diện, hình lục giác và kim cương được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong những không gian văn phòng, trường học về lĩnh vực sáng tạo, hay phòng làm việc, xưởng tại gia. Những hình dạng này này góp phần khuyến khích sự sáng tạo, tăng cường tinh thần đồng đội và đảm bảo một môi trường học tập và làm việc hiệu quả.

Các hình dạng hữu cơ xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên do đó, chúng ta có cảm giác quen thuộc và gắn bó với những hình dạng này. Khi trải nghiệm một không gian, cho dù với cấu trúc hữu cơ nào, chúng ta dường như được kết nối lại với nguồn gốc của mình, cảm nhận được mối liên hệ với thế giới xung quanh. Đó chính là cách mà các hình dạng hữu cơ tác động đến tâm lý và là một phần không thể thiếu trong thiết kế kiến trúc.

Ảnh: D-CREA, Internet.

D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống

NEXT PROJECTS

Less Is More – Thuật Ngữ Quen Thuộc Trong Thiết Kế
View more
  • D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
  • D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
  • D-CREA | Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống