D-CREA

D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản
D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản

Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản

Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ công trình xây dựng nào. Hệ thống móng cần được thiết kế sao cho có khả năng chịu tải, ổn định và thích nghi được với sự biến đổi của môi trường tự nhiên trong thời gian dài. D-CREA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những khái niệm cơ bản về móng nhà và một số những thông tin liên quan tới móng trong thi công và xây dựng ở  bài viết này. 

D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản

Khái niệm về móng

Móng là bộ phận được cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm ngầm dưới mặt đất. Thông qua móng, toàn bộ tải trọng của công trình được truyền đều xuống đất nền chịu tải. 

Các bộ phận của móng gồm: tường móng, gối móng, đế móng lớp đệm chiều sâu chôn móng.

Có thể chia móng thành hai loại chính: móng nông và móng sâu. Móng nông chịu tải của công trình ở độ sâu không quá lớn. Móng sâu chịu tải ở độ sâu lớn hơn, thường nằm dưới mặt đất. Khi xây dựng những tòa nhà cao tầng, tháp chọc trời hoặc công trình xây trên đất mềm, cần sử dụng nền móng sâu để đảm bảo tính ổn định. Nếu có kế hoạch mở rộng tòa nhà theo chiều dọc trong tương lai, việc lựa chọn móng sâu là điều thiết.

D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản
D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản

Những yêu cầu về móng

 

Yêu cầu cho móng là phải đảm bảo tính kiên cố, ổn định, bền lâu và hiệu quả về chi phí. 

  • Yêu cầu kiên cố: Thiết kế móng cần phải chuẩn xác về kích thước sao cho đủ lớn để chịu được tải trọng của toàn bộ công trình. Đồng thời, vật liệu sử dụng để làm móng và đất nền xung quanh luôn đảm bảo ở trạng thái làm việc thường ngày.
  • Yêu cầu về ổn định: Móng sau khi được xây dựng phải có độ lún đều trong phạm vi cho phép, không có hiện tượng trượt hoặc gãy nứt. Việc này đặc biệt quan trọng để tránh ảnh hưởng tới kết cấu và những tiêu chuẩn về an toàn.
  • Yêu cầu về bền lâu: Cần đảm bảo tính bền vững của móng trong suốt quá trình sử dụng. Vật liệu làm móng, lớp bảo vệ, độ sâu chôn móng phải có khả năng chống lại các yếu tố tiêu hao vật liệu như nước ngầm, nước mặn và các tác động khác. Nước ngầm thường thay đổi theo điều kiện khí hậu và thời tiết, gây ảnh hưởng đến kết cấu theo thời gian. Vì vậy,  việc đặt móng trên nền đất có mực nước ngầm thay đổi tương đối lớn cần xem xét đặt đáy móng ở dưới độ cao thấp nhất của mực nước ngầm.

Nền móng 

Nền móng là lớp đất nằm dưới móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tái trọng của công trình, phần còn lại gọi là đất nền.

Dựa trên thông tin từ tài liệu thăm dò địa chất, kết quả thử nghiệm và tính toán, nền móng được phân thành hai loại: nền tự nhiên và nền nhân tạo.

Phân loại và yêu cầu của nền móng 

Nền tự nhiên

Loại đất nền có khả năng tự đủ để chịu toàn bộ trọng lượng của công trình mà không cần sự can thiệp hay gia cố của con người được gọi là nền thiên nhiên. Việc thi công loại này thường đơn giản, nhanh chóng, và giá thành thấp Quy trình thường bao gồm đào rãnh móng hoặc hồ móng phẳng hay hình thang dơi, sau đó trải một lớp cát đệm dưới móng.

Để đảm bảo rằng nền thiên nhiên đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, nó cần tuân theo những yêu cầu sau:

  • Độ đồng nhất: Đất nền cần có sự đồng nhất để đảm bảo rằng sự lún đều nằm trong giới hạn cho phép (S =  8 – 10 cm).
  • Khả năng chịu lực đủ: Đất nền cần có khả năng chịu lực đủ, được đo bằng ứng suất tính toán của đất (thường được tính theo đơn vị kg/cm²).
  • Không bị ảnh hưởng bởi nước ngầm gây hỏng hóc: Đất nền không nên bị tác động xâm thực vật liệu nền móng, của nước ngầm hoặc những hiện tượng khác như cát chảy.
  • Đất nền cần đảm bảo tính ổn định và không bị các hiện tượng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc. Không có hiện tượng đất trượt, đất sụt, đất nứt, hoặc hiện tượng đất không ổn định khác.

Nền nhân tạo:

Nền nhân tạo là loại nền mà khi khả năng chịu tải tự nhiên của nền yếu, không đủ độ ổn định và tính kiên cố cần thiết để đảm bảo tính chịu tải từ móng xuống, thì cần sự can thiệp của con người để gia cố và nâng cao cường độ.

Trong quá trình xây dựng, việc hiểu rõ về móng và nền móng là rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định và an toàn của công trình. Luôn tuân theo các yêu cầu về kỹ thuật giúp công trình tồn tại bền vững trong thời gian dài là mục tiêu mà mọi kỹ sư, kiến trúc sư đều hướng tới.

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo sách “Giáo trình cấu tạo kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

NEXT PROJECTS

Cuộc thi KIẾN TRÚC SƯ NHÍ – Thông báo Thay đổi các mốc thời gian
View more
  • D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản
  • D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản
  • D-CREA | Móng Và Những Khái Niệm Cơ Bản