D-CREA

D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái
D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái

Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái

Mái nhà là phần trên cùng của ngôi nhà, đóng vai trò bảo vệ, chịu lực và là một kết cấu rất quan trọng trong mỗi công trình. Để hiểu thêm về chức năng của mái, D-CREA sẽ thảo luận về cách mái nhà được phân loại. Một yếu tố khác liên quan đến cấu tạo mái nhà là độ dốc mái. Mỗi loại mái với độ dốc khác nhau sẽ tương ứng với những trường hợp cụ thể. Để đưa ra những phương án xây dựng thỏa đáng và hiệu quả nhất, các kiến trúc sư và kỹ sư cần nắm rõ về những thông tin này.

D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái

Phân loại mái 

Hình thức mái nhà và kiểu cách cấu tạo được quyết định bởi vật liệu, giải pháp kết cấu, điều kiện khí hậu, mặt bằng và tạo hình hợp khối của công trình, phong

tục tập quán của vùng xây dựng kỹ thuật và phương tiện thi công.

Mái nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo bên ngoài và không gian bên trong của công trình. Vì vậy, khi chọn hình thức mái cần phải xem xét toàn bộ các yếu tố về mặt đứng, đồng thời phải nghiên cứu để đáp ứng một cách đồng bộ các dữ kiện nêu trên với sự hợp lý về cấu tạo, đảm bảo bền chắc, đơn giản, kinh tế và hài hòa với môi trường xung quanh.

D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái
D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái

Các cách phân loại mái

 

Có thể phân loại mái nhà theo ba tiêu chí chính:

Theo hình thức kết cấu: có 2 loại

  • Mái có kết cấu phẳng, với hệ chịu lực chính của mái là dầm, khung dàn, hoặc vì kèo, cuốn.
  • Mái có kết cấu không gian, với hệ chịu lực là dàn không gian, vỏ mỏng, vòm cung, vòm cầu, bản lượn sóng, mặt xếp, mái cupôn.

Theo hình thức cấu tạo: 

  • Hình thức này có quan hệ hữu cơ với hình thức kết cấu, và trong kiến trúc dân dụng thường được chia thành hai loại chính: mái bằng và mái dốc.
  • Ngoài ra, còn có các loại mái đặc biệt như mái chỏm cầu, mái có hình chóp nhọn của một số công trình kiến trúc cổ.

Theo vật liệu: 

Bao gồm các loại mái nhà lợp gỗ, ngói, tôn, fibrô ximăng, mái bằng bê tông cốt

thép.

Độ dốc của mái nhà

Để thoát nước dễ dàng, mái nhà cần có một độ dốc nhất định. Độ dốc mái phụ thuộc vào một số yếu tố như vật liệu lợp, hình thái kiến trúc, cách thức cấu tạo, điều kiện khí hậu và thói quen xây dựng tại địa phương, khu vực.

Về mặt tạo hình kiến trúc, độ dốc thường phải phù hợp với nội dung và kiểu dáng của công trình. Về kinh tế, độ dốc càng thấp thì diện tích mái lợp càng giảm. Về mặt thích ứng với khí hậu có gió mưa, mái nhà cần có độ dốc đủ để đảm bảo mái đủ chắc chắn, không bị dột, không thấm nước và thoát nước nhanh chóng.

Độ dốc của mái có thể xác định bằng góc độ giữa mặt dốc hợp với mặt nằm ngang,

thông thường được chỉ định bằng tang của góc tạo dốc tính bằng mét theo tỷ số.

  • Đối với mái bằng, độ dốc thường được chọn từ 1% đến 7%. Sử dụng độ dốc 1% – 2% khi sử dụng diện tích mái và 3% – 5% khi không sử dụng. Nếu độ dốc lớn hơn 7%, có thể coi đó là mái dốc. Độ dốc có thể chọn trong khoảng 1/100 – 1/50 khi lớp lợp được thực hiện toàn khối hoặc bằng các tấm lợp lớn toàn khối hay lắp ghép.
  • Đối với mái dốc, độ dốc thường chọn từ 1/1 đến 1/2 cho tấm lợp nhỏ vì có nhiều khe hở và lỗ hổng. Nếu sử dụng tấm lợp lớn, độ dốc có thể nhỏ hơn, khoảng 1/3.

Dưới đây là một số giá trị độ dốc thường được sử dụng cho các loại vật liệu lợp:

  • Mái gianh, giạ: 40-45॰
  • Mái ngói: 30-35॰
  • Mái fibrô ximăng: 20-25॰
  • Mái tôn sóng: 12-15॰
  • Panen ximăng lưới thép: 15॰

Để hiểu rõ thêm về những kiến thức chuyên sâu trong xây dựng, thi công, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của D-CREA.

Ảnh: D-CREA, Internet.

Bài viết có tham khảo  và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

NEXT PROJECTS

Mối Liên Hệ Giữa Hình Dạng Hữu Cơ Và Tâm Lý Học Trong Thiết Kế Không Gian Sống
View more
  • D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái
  • D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái
  • D-CREA | Phân Loại Mái Nhà Và Tìm Hiểu Về Độ Dốc Mái