D-CREA

D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)
D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)

Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)

Để hiểu rõ hơn về Móng trong công trình, D-CREA sẽ giới thiệu với bạn đọc những thông tin liên quan đến việc phân loại móng. Tùy thuộc vào mục đích và từng yêu cầu cụ thể khác nhau trong xây dựng, việc nắm rõ những kiến thức này sẽ giúp cho các kiến trúc sư, kỹ sư đưa ra được những giải pháp hoàn hảo khi thiết kế và thi công. Ở phần 1, chúng ta sẽ xem xét khía cạnh vật liệu và hình thức chịu lực để phân loại móng.

D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại móng. Thông thường, móng được phân loại theo các đặc điểm sau đây:

  • Vật liệu sử dụng:  Móng có thể được phân loại dựa trên loại vật liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng, bao gồm gạch, bê tông, thép, đá, và nhiều loại khác.
  • Hình thức chịu lực: Tiêu chí này xem xét cách móng chịu và truyền tải, có móng đúng tâm và lệch tâm.
  • Hình dáng: Móng có thể được phân loại dựa trên hình dáng của móng, ví dụ: móng cột, móng băng, móng bè…
  • Phương pháp thi công:  Phân loại này xem xét cách móng được xây dựng và điều kiện hiện trạng, bao gồm móng nông, móng sâu, móng dưới nước.
D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)
D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)

Phân loại móng theo vật liệu

 

Dựa trên vật liệu xây dựng, người ta phân thành 2 loại : Móng cứng và móng mềm với cấu tạo và tính năng riêng biệt:

  • Móng cứng: Móng cứng được cấu tạo bằng các vật liệu chịu lực nén đơn thuần như móng gạch, móng khối đá hộc, móng bê tông đá hộc hoặc móng bê tông. Tỉ số giữa chiều cao khối móng với chiều rộng phải lớn hơn 1/3 và tải trọng tác động từ trên xuống theo quy ước. Sau khi truyền tải qua móng cứng, tải trọng sẽ được phân phối lại trên đất nền. Móng cứng thường được áp dụng cho các công trình ở vùng nước ngầm, sâu.
  • Móng mềm: Móng mềm được cấu tạo bằng các vật liệu chịu lực kéo, nén và uốn. Đây là loại móng có khả năng biến dạng và thích ứng với tải trọng tác động gần giống như nền nên không làm nhiệm vụ phân phối lại áp lực. Tải trọng tác động trên đỉnh móng và đáy móng không có sự khác biệt. Ví dụ, móng bê tông cốt thép là móng mềm với tính biến dạng linh hoạt và phân bố áp lực tốt hơn, chống xâm thực và có cường độ cao.

Móng cứng thường có cấu trúc cố định, trong khi móng mềm có khả năng thay đổi hình dạng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của dự án. Điều này có lợi ích về mặt tiết kiệm vật liệu và tốc độ xây dựng khi áp dụng các giải pháp lắp ghép trong thi công.

Theo hình thức chịu lực

Tùy thuộc vào hình thức chịu lực, móng được chia thành các phân lại sau đây:

  • Móng chịu tải đúng tâm: Đây là loại móng thiết kế để truyền lực từ trên xuống trung tâm của đáy móng theo phương thẳng đứng. Điều này đảm bảo rằng lực được phân phối đều và lực tác động vào móng tập trung vào trung tâm của đáy móng, cung cấp khả năng chịu lực tốt nhất.
  • Móng chịu tải lệch: Loại móng này được sử dụng khi hợp lực tải trọng không truyền qua trọng tâm của mặt phẳng đáy móng. Móng chịu tải lệch thường có cấu trúc phức tạp hơn và được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi xây dựng trên khe lún hoặc trong quá trình nối nhà mới với nhà cũ.

Việc lựa chọn giữa hai loại móng này phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án và vị trí xây dựng.

Trong bài viết này, D-CREA đã giới thiệu về việc phân loại móng trong công trình, một phần quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và thi công. Hãy tiếp tục theo dõi những phần tiếp theo của loạt bài về móng cùng chúng tôi để tích lũy thêm được nhiều thông tin hữu ích và kiến thức chuyên ngành cần thiết. 

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo sách “Giáo trình cấu tạo kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3.

NEXT PROJECTS

Khám Phá Các Loại Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất
View more
  • D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)
  • D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)
  • D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 1)