D-CREA

D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)
D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3) D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)

Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)

Trong phần cuối của chuỗi bài viết về phân loại Móng, D-CREA sẽ giới thiệu những cách phân loại về cấu tạo vật liệu, cách chế tạo móng, đặc tính của tải trọng và phương pháp thi công. Những loại móng này không chỉ được áp dụng trong những công trình dân dụng mà còn trong những công trình đặc biệt.

D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)

Phân loại theo vật liệu

Những loại vật liệu thường được sử dụng là gạch, đá hộc, đá, bê tông, và bê tông cốt thép. Dưới đây là mô tả về từng loại móng:

  • Móng gạch: Sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ, thích hợp khi nền đất đủ mạnh và ổn định và là lựa chọn tốt ở những khu vực có mực nước ngầm sâu.
  • Móng đá hộc: Đây là loại móng có cường độ lớn, phù hợp sử dụng các vùng có sẵn vật liệu đá.
  • Móng gỗ: Đây là loại móng có cường độ thấp và tuổi thọ ngắn. Phạm vi sử dụng hạn chế, thường cho các công trình tạm thời hoặc để xử lý nền đất yếu.
  • Móng thép: Ít được sử dụng do thép dễ bị gỉ khi tiếp xúc với nước trong đất và nước ngầm.
  • Móng bê tông và bê tông cốt thép: Có cường độ cao và tuổi thọ lâu, được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình. Loại móng này yêu cầu bê tông mác lớn hơn hoặc bằng 200.
D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)
D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)

Phân loại theo cách chế tạo móng

Theo phương thức chế tạo, móng được phân loại thành hai dạng chính: móng đổ toàn khối và móng lắp ghép.

  • Móng đổ toàn khối: Thường sử dụng vật liệu như bê tông đá hộc, bê tông, và bê tông cốt thép. Đây là loại móng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong nhiều công trình.
  • Móng lắp ghép: Các thành phần của móng được sản xuất trước đó, sau đó được mang đến công trường để ghép ráp. Mặc dù loại móng này có chất lượng cao do quá trình sản xuất được cơ giới hoá, nhưng ít được sử dụng do gặp nhiều khó khăn vấn đề trong quá trình vận chuyển.

 

Phân loại theo đặc tính tác dụng của tải trọng:

Dựa vào cách chịu đựng tải trọng, móng được phân loại thành hai loại chính: móng chịu tải trọng tĩnh và móng chịu tải trọng động:

  • Móng chịu tải trọng tĩnh: Thường được áp dụng trong xây dựng các công trình như nhà ở, nơi chịu đựng tải trọng tĩnh.
  • Móng chịu tải trọng động: Thường sử dụng cho các công trình đặc biệt như cầu, máy móc, hoặc cầu trục, nơi có tải trọng biến động.

Phân loại theo phương pháp thi công:

Theo phương pháp thi công, người ta chia móng thành móng nông và móng sâu:

Móng nông: 

  • Đây là loại móng được xây dựng trên hố móng được đào trần và sau đó được lấp đầy, với độ sâu chôn trong khoảng 1.2 đến 3.5m.
  • Thường được ứng dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ đến trung bình, đặt trên nền đất tương đối ổn định. Nếu nền đất yếu, có thể thực hiện các biện pháp xử lý nền đất.
  • Một số phân loại móng nông: Móng đơn (sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…); móng băng (sử dụng dưới các tường chịu lực, tường phụ, các hàng cột, các công trình tường chắn); móng bè (thường được sử dụng khi nền đất yếu, tải trọng của công trình lớn, hoặc khi có tầng hầm).

Móng sâu:

  • Là dạng móng được thi công mà không đòi hỏi đào hố móng hoặc chỉ đào một phần và sau đó sử dụng các phương pháp để đưa móng xuống độ sâu đã thiết kế.
  • Thường được áp dụng cho các công trình có tải trọng lớn và khi lớp đất tốt nằm ở độ sâu.
  • Móng sâu bao gồm các loại như: Móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép, móng cọc.

Qua chuỗi bài về phân loại móng, D-CREA hy vọng rằng những kiến thức cơ bản trong xây dựng – thi công này sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích bạn đọc và các kiến trúc sư, kỹ sư đang làm nghề. Sự đa dạng và những kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực rộng lớn và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, nắm vững chuyên môn để có thể đảm bảo chất lượng và yêu cầu của từng dự án, công trình.

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo sách “Giáo trình cấu tạo kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3.

NEXT PROJECTS

Giải Pháp Thông Minh Tối Ưu Kho Lưu Trữ Cho Bếp
View more
  • D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)
  • D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)
  • D-CREA | Phân Loại Móng Trong Công Trình (Phần 3)