D-CREA

D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Tường là một yếu tố quan trọng kiến trúc và xây dựng. Những bức tường vừa có vai trò bảo vệ, vừa ngăn cách không gian và là một phần không thể thiếu trong hệ thống chịu lực của công trình. Bên cạnh những khái niệm cơ bản về Tường, việc hiểu rõ về các loại tường khác nhau sẽ là nền tảng giúp cho các kiến trúc sư và kỹ sư làm việc hiệu quả hơn nữa.

D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Có nhiều phương pháp để phân loại tường như dựa vào hình thức, chức năng hoặc độ dày của tường. Tuy nhiên, thông thường người ta thường phân loại tường theo một số tiêu chí nhất định dưới đây.

D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Phân loại theo vị trí

Vị trí của tường quyết định một số những đặc điểm khi xây dựng.

  • Tường trong nhà:  thường được sử dụng phân chia không gian bên trong nhà hoặc để chịu lực.
  • Tường ngoài nhà: đóng vai trò bao che, chắn mưa, gió, đồng thời cung cấp chức năng cách nhiệt và cách âm. Tường người cũng có tác dụng chịu lực giúp duy trì cấu trúc tổng thể của ngôi nhà.

 

Phân loại theo vật liệu

Dựa theo vật liệu cấu tạo mà người ta phân tường thành các loại sau đây:

  • Tường đất: Còn được biết đến là tường trình, sử dụng đất để hình thành cấu trúc tường.
  • Tường đá: Sử dụng những viên đá đã được xử lý hoặc chưa xử lý để xây dựng tường.
  • Tường gạch: Là loại tường được cấu tạo từ các loại gạch như gạch đất nung, gạch silicát, gạch latarit, gạch xỉ, gạch bê tông…
  • Tường bê tông cốt thép: Có thể sử dụng các tấm bê tông cốt thép đã được đúc sẵn hoặc đúc tại chỗ để tạo thành tường.

 

Phân loại theo phương pháp thi công:

Các phương pháp thi công cũng là một tiêu chí để phân loại tường:

  • Tường xây: Sử dụng vữa để kết nối các viên gạch hoặc đá với nhau bằng phương pháp thủ công, tạo thành các loại tường như tường gạch hoặc tường đá.
  • Tường toàn khối: Sử dụng cốp pha để đổ bê tông tại chỗ hoặc làm tường trình bằng cách đắp đất.
  • Tường lắp ghép: Chế tạo tại công xưởng hoặc tại công trường các tấm (có thể là tấm lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào thiết kế), sau đó sử dụng cơ giới hoặc bán cơ giới để lắp ghép chúng thành tường. Liên kết giữa các tấm tường thường là hàn, bulông hoặc toàn khối.

Phân loại theo kết cấu công trình

  • Tường chịu lực: có độ dày tối thiểu là 220mm,  thường là từ 220mm đến 330mm, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của cấu trúc công trình. Tường chịu lực (tương đương với 2 hàng gạch) cần đảm mạch vữa được tra một cách đồng đều và không có khoảng trống nào.
  • Tường tự mang: được thiết kế để chỉ chịu trọng lượng của chính nó, thường được sử dụng để ngăn chia không gian trong nhà.

Phân loại theo độ dày của tường

  • Tường đôi: có độ dày khoảng 220mm, tương đương với chiều rộng của hai viên gạch xây.
  • Tường đơn: còn được biết đến với tên gọi khác là tường con kiến, có độ dày khoảng 110mm với chiều rộng tương đương với một viên gạch.

Phân loại theo phương pháp hoàn thiện bề mặt

  • Tường trát vữa: Tường được hoàn thiện bằng phương pháp trát vữa để tạo ra một bề mặt mịn và đồng đều.
  • Tường gạch trần: Bề mặt của tường được hoàn thiện bằng cách sử dụng gạch trần, tạo ra một diện mạo đặc trưng, tự nhiên và thường đòi hỏi kỹ thuật lắp ráp cẩn thận.

Trên đây là những loại tường được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau với những đặc điểm phù hợp với mỗi loại công trình. D-CREA hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về những khía cạnh kỹ thuật trong kiến trúc và xây dựng.

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo  và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng và cá nguồn internet.

 

NEXT PROJECTS

Thiết Kế Góc Thư Giãn Bên Cửa Sổ Đẹp Và An Nhiên
View more
  • D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
  • D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
  • D-CREA | Phân Loại Tường Trong Công Trình Kiến Trúc