Phong cách sống xanh, sống lành mạnh luôn là mối quan tâm của nhiều người, và việc kiến tạo một không gian có khả năng hỗ trợ hoàn hảo là điều mà các kiến trúc sư luôn chú trọng. Có rất nhiều giải pháp để mang thiên nhiên vào nơi ở, và một trong số đó là xu hướng thiết kế sinh thái Biophilic – luôn đề cao tiêu chí gắn kết mối liên hệ giữa tự nhiên và con người. Hãy cùng D-CREA tìm hiểu những thông tin, đặc trưng và vẻ đẹp của phong thiết kế “ưa sinh học” bền vững này.
Khái niệm về môi quan hệ giữa con người và tự nhiên
Vào năm 1984, nhà khoa học Edward Wilson đã đặt ra khái niệm về “Biophilia” – tiền đề của thiết kế sinh thái. Ông cho rằng con người có xu hướng kết nối tự nhiên với thế giới xung quanh, và có thể đây cũng là một phần của sự tiến hóa.
Mối liên hệ này ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Những thiết kế kết nối với thiên nhiên đã được chứng minh có khả năng kích thích cảm hứng, tăng cường năng suất và hạnh phúc hơn cho con người. Ngày nay, việc đưa không gian ngoài trời vào nhà và tạo môi trường gần gũi với thiên nhiên đã trở một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong kiến trúc.
Tổng quan về thiết kế sinh thái Biophilic
Thiết kế Biophilic là cách tiếp cận sáng tạo để xây dựng các tòa nhà, không gian và cộng đồng, tìm ra những giải pháp kết hợp các yếu tố thiên nhiên vào môi trường sống nhằm cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống nói chung của con người.
Nếu những phong cách kiến trúc khác tập trung giải quyết vấn đề về thẩm mỹ và chức năng, thì thiết kế sinh thái Biophilic lại chú trọng tới những yếu tố thiên nhiên để tìm giải pháp. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một cách tiếp cận, tư duy và quan niệm mới trong thiết kế. Các tòa nhà được thiết kế với triết lý nền tảng là sinh học, ưu tiên vào trải nghiệm chứ không đơn thuần là sử dụng. Chúng cho phép con người đạt được lợi ích toàn diện khi sống trong những không gian thúc đẩy sự kết nối với thiên nhiên.
Những đặc trưng của thiết kế sinh thái Biophilic
Nguyên tắc thiết kế Biophilic dựa trên nền tảng đem thiên nhiên vào cuộc sống nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa con người – tự nhiên. Một số những đặc trưng cơ bản của Biophilic bao gồm:
- Kết nối với thiên nhiên: Tạo sự gắn kết với thiên nhiên bằng cách sử dụng thực vật, nước và các chất liệu từ tự nhiên, cũng như tạo cảnh quan để khuyến khích mọi người tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Ánh sáng tự nhiên và quang cảnh thiên nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên trong không gian sống nhằm mục đích cải thiện giấc ngủ, tâm trạng, sức khỏe tinh thần và hiệu suất làm việc.
- Mô hình và cấu tự nhiên: Kết hợp các mô hình và cấu trúc tự nhiên vào kiến trúc và không gian, từ việc áp dụng hình dạng đến sử dụng vật liệu hữu cơ, lấy cảm hứng từ thiên nhiên.
- Mô phỏng sinh học: Là một nguyên tắc thiết kế liên quan đến việc sử dụng các dạng thức và quy trình tự nhiên làm nguồn cảm hứng cho sự đổi mới, chẳng hạn như sử dụng nguyên liệu thô, hình dạng và hệ thống để tạo ra các tòa nhà và không gian bền vững và hiệu quả hơn.
- Tương tác giác quan: Kích thích các giác quan của con người thông qua việc sử dụng sinh vật, nước, nguyên liệu, ánh sáng tự nhiên để tạo ra một trải nghiệm chân thực và gần gũi với thiên nhiên.
Việc áp dụng nguyên tắc thiết kế Biophilic không chỉ giúp tạo ra không gian sống lành mạnh hơn mà còn là một giải pháp bền vững khi sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. D-CREA sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin thú vị về phong cách thiết kế đầy lợi ích và ý nghĩa này.
(còn tiếp)
Ảnh: D-CREA