D-CREA

D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)
D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3) D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)

Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)

Tiếp nối phần 1phần 2, D-CREA sẽ tiếp tục cùng độc giả tìm hiểu thêm về xu hướng thiết kế Sinh thái Biophilic đang rất được ưa chuộng. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những lợi ích của phong cách thiết kế này, cũng như một số cách áp dụng để đưa yếu tố sinh thái vào trong không gian sống. Liệu đây có phải là một xu hướng bền vững và đáng đầu tư hay không, mời bạn đọc cùng D-CREA khám phá!

D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)
D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)

Những lợi ích của thiết kế sinh thái Biophilic

Thiết kế sinh thái đã chứng minh mang lại nhiều lợi ích, trong đó có 3 ưu điểm quan trọng nhất là tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tâm lý và môi trường.

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với những thiết kế có sự hiện diện của thiên nhiên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và ổn định nhịp tim.
  • Thời gian phục hồi nhanh hơn: Thiết kế sinh thái cũng chứng minh khả năng cải thiện kết quả điều trị và giảm thời gian phục hồi sức khỏe thông qua việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, kết hợp cây cỏ và các yếu khác, cũng như thiết kế không gian mở, xanh mát giúp thư giãn và chữa lành cơ thể.
  • Giảm căng thẳng: Tiếp xúc với thiên nhiên và các yếu tố thiết kế sinh thái giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều này đặc biệt hữu ích trong môi trường có mức độ căng thẳng cao như bệnh viện hay văn phòng.
  • Cải thiện sức khỏe tâm thần: Biophilia hỗ trợ cải thiện sức khỏe tâm thần, tâm lý, giúp giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo lắng.
  • Nâng cao khả năng nhận thức và năng suất: Tiếp xúc với thiên nhiên và các yếu tố thiết kế sinh thái có tác dụng thúc đẩy sự tập trung, sáng tạo và năng suất. Điều này thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc, giúp làm tăng cường hiệu quả và sự hài lòng khi thực hiện công việc.
D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)
D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)

Thiết kế Biophilic và tính bền vững

Thiết kế sinh thái có thể đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường thông qua nhiều cách:

  • Giảm mức tiêu thụ năng lượng: Thiết kế sinh thái có thể giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách tạo ra các công trình và không gian hiệu quả về năng lượng, tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Một số giải pháp phổ biến là mái cây xanh, tái sử dụng nước mưa để tưới tiêu.
  • Cải thiện chất lượng không khí: Thiết kế sinh thái cũng có thể cải thiện chất lượng không gian sống khi chú trọng đưa cây cỏ và các yếu tố tự nhiên khác có khả năng lọc và làm sạch không khí.
  • Bảo tồn môi trường sống tự nhiên: Với việc đem thiên nhiên vào môi trường sống, phong cách này đóng góp vào việc giảm thiểu tác động của quá trình đô thị hóa.
  • Khuyến khích sử dụng vật liệu tự nhiên và giải pháp thiết kế, xây dựng bền vững.
  • Thúc đẩy hoạt động ngoài trời và bảo tồn: Khuyến khích mọi người dành thời gian hòa mình và trân trọng thiên nhiên,  nâng cao nhận thức và hành động bảo tồn.
D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)

Một số mẹo đưa thiết kế sinh thái vào không gian sống

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể mang thiên nhiên vào trong không gian sống:

  • Thiết kế cảnh quan sân vườn: Nếu có không gian ngoài, hãy xem xét việc thiết kế với các yếu tố như cây xanh đa dạng, nước, sỏi, đá, động vật để tái hiện cảnh vật thiên nhiên một cách chân thực nhất. Thêm vào một số chức năng phụ trợ như chỗ nghỉ ngơi, nấu ăn… để tận hưởng không gian ngoài trời.
  • Mang không gian xanh vào nhà: Sử dụng cây cỏ, hoa lá để mang lại sự tươi mới và cải thiện chất lượng không khí. Nên chọn các loại cây cảnh có lá đẹp, màu sắc phù hợp và mùi thơm nhẹ nhàng thư giãn.
  • Tối đa hóa sáng tự nhiên: Sử dụng ánh sáng tự nhiên có tác dụng cân bằng nhịp sinh học, cải thiện giấc ngủ và tăng động lực làm việc. Dùng gương và màu sáng để hỗ trợ chiếu sáng và tạo không gian rộng rãi, thông thoáng.
  • Thiết kế cửa sổ và cửa dễ dàng đóng mở: Việc sử dụng các loại cửa linh hoạt sẽ giúp không khí lưu thông trong nhà, cải thiện sức khỏe và giúp ngủ ngon hơn. Mở cửa sổ và cửa cũng góp phần kết nối không gian bên trong và ngoài nhà, trải nghiệm rõ hơn về âm thanh của thiên nhiên. 
  • Bố trí khu vực dễ tiếp cận với cảnh quan thiên nhiên: Đặt sofa hoặc ghế thoải mái gần cửa sổ, giúp bạn có thể nhìn ra cảnh cảnh quanh sân vườn, nghỉ ngơi và hỗ trợ giảm mệt mỏi.
  • Sử dụng vật liệu thô và tự nhiên: Lựa chọn các yếu tố cơ bản như sàn, tường, đồ nội thất từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, gạch, đá, kim loại, mây, tre, sứ… thay vì các vật liệu nhân tạo. Những vật liệu thô chưa qua xử lý nhiều vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có và dễ dàng kết hợp sẽ làm tăng thêm tính nguyên bản cho không gian. 
  • Trang trí không gian bằng chất liệu vải dệt tự nhiên: Chọn các loại vải và vật liệu tự nhiên như bông hữu cơ, gai, lanh, để làm đẹp và trang trí không gian. Sử dụng nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng thiên nhiên để kích thích giác quan và nâng tầm trải nghiệm.
  • Kết hợp những phụ kiện trang trí có sẵn trong tự nhiên: Sử dụng đá, vỏ sò, cây cỏ khô… để tăng sự hiện diện của thiên nhiên trong không gian.
  • Thiết kế hình dạng hữu cơ: Thêm vào nhà những thiết kế với những hình tự nhiên như bàn tròn, gương tròn, và đồ trang trí mô phỏng tự nhiên.

D-CREA hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ những triết lý và lợi ích của phong cách thiết kế sinh thái Biophilic. Với một số bí quyết thiết kế và trang trí nhà cửa, chúng ta có thể thay đổi không gian sống của mình trở nên thân thiện và tối ưu hơn với những yếu tố từ tự nhiên, tập trung vào con người cả về sức khỏe và tinh thần. 

Ảnh: D-CREA

Xem thêm tại đây: Phần 1, Phần 2, Phần 3.

NEXT PROJECTS

Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
View more
  • D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)
  • D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)
  • D-CREA | Sống Xanh Với Xu Hướng Thiết Kế Sinh Thái Biophilic (Phần 3)