D-CREA

D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)
D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)

Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)

Trong phần 3, D-CREA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về những loại hình kiến trúc nhà ở phức hợp, phục vụ cho một số mục đích đặc biệt. Mỗi dạng đều có những đặc trưng và tiêu chuẩn riêng, vì thế việc nắm vững những thông tin cơ bản sẽ giúp các kiến trúc sư nói chung và bạn đọc nói riêng có thêm nhiều góc nhìn mới về khái niệm nhà ở quen thuộc. 

D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)

6. Nhà ở Ký túc xá

Nhà ở ký túc xá thường dành cho người độc thân như công nhân, quân nhân, sinh viên, và học sinh các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nhà ở ký túc xá thường chia thành hai khu vực chính: khu vực ở và khu vực phục vụ công cộng (như nhà ăn hoặc câu lạc bộ).Tùy thuộc vào kết hợp giữa khu vực ở và khu vực phục vụ mà chia thành những bố cục mặt bằng bao gồm:

  • Nhà ở ký túc xá có khu vực phục vụ ở tầng trệt.
  • Có các phòng phục vụ công cộng riêng nhưng kết nối với khu vực ở qua hành lang.
  • Chỉ có khu ở

Nhà ở ký túc xá thường có sức chứa từ 300-400 chỗ, nhưng ở một số nước, sự đa dạng về kích thước có thể lên tới từ 20-500 chỗ hoặc hơn nữa.

Nhà ở ký túc xá có các loại kiến trúc với hành lang giữa, hành lang bên, hoặc kết hợp cả hai loại. Trong phân khúc cao cấp có thêm mặt bằng kiểu đơn nguyên (không hành lang)

Phòng ở trong ký túc xá thường được thiết kế dạng buồng tập thể cho từ 1- 3 cá nhân, với giường ngủ chính hoặc 6 – 8 người với giường tầng. Phòng cũng có thể bố trí vòi sen và bồn rửa mặt chung cho tập thể từ 3 – 6 người. 

Bữa ăn thường được cung cấp trong các nhà ăn tập thể gần nhà ở, với một số khu vực công cộng để hâm nóng thức ăn hoặc nấu bổ sung thêm.

Ký túc xá được xây dựng từ 5 – 15 tầng, phân bố trong các khu nhà máy, trường học hoặc trung tâm thành phố.

Các tiện ích vệ sinh trong ký túc xá được thiết kế để phục vụ từ 15-18 người một chỗ tắm, một xí, một chỗ rửa, và một chỗ giặt. Có các loại phòng với thiết bị vệ sinh riêng, chậu rửa, hoặc thiết bị vệ sinh chung trên từng tầng.

Phòng ở ký túc xá cần có diện tích phù hợp, thường tối thiểu 4m²/người cho cán bộ công nhân viên và 3.5m²/người cho sinh viên và học sinh trung cấp.

Trong những trường hợp cụ thể, có thể thiết kế phòng khách chung không quá 24m² cho cán bộ công nhân viên.

D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)
D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)

Các quần thể nhà ở lớn có dịch vụ công cộng

Trong các thành phố lớn hoặc cực lớn, có một xu hướng rõ rệt là xây dựng các quần thể nhà ở lớn với những tiện ích phục vụ công cộng hay còn gọi là các khu đô thị.

Đây là những quần thể nhà ở có quy mô lớn, giống như một tiểu khu hoặc một thành phố nhỏ, dành cho hàng ngàn cư dân, thậm chí hàng chục nghìn. Chúng bao gồm các căn nhà, cửa hàng, nhà trẻ, cơ sở y tế, văn hóa, giải trí, và các cửa hàng dịch vụ.

Loại quần thể này có thể thiết kế linh hoạt phù hợp với nhiều kiểu gia đình và nghề nghiệp đa dạng của cư dân. Các dịch vụ cần thiết nằm trong bán kính ngắn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi di chuyển.

Giải pháp này thích hợp cho các đô thị cực lớn, giúp giữ cho mật độ xây dựng thấp nhưng mật độ cư trú cao. Các khu đất được dành cho công viên và sân bãi thể dục.

Những tòa nhà này thường gọi là “những làng, thị trấn theo chiều cao,” và có thể cao vài chục tầng. Để phục vụ người dân, thiết kế cũng đưa vào khu vực sinh hoạt công cộng, khu vui chơi lên các tầng cao và sân thượng.

 

Các quần thể nhà ở lớn có trang thiết bị phục vụ công cộng có các loại mặt bằng khác nhau, bao gồm:

  • Những khối nhà ở cao tầng nối liền hoặc với các khối nhà công cộng thấp tầng.
  • Giải pháp mặt bằng tự do cho cả nhà ở và công cộng với những khối nhà công cộng được đặt ở vị trung trung tâm khối ở. 
  • Giải pháp mặt bằng tập trung với hình dạng chung của ngôi nhà gọn, rất chặt chẽ, thích hợp với những vùng khí hậu lạnh.

Qua 3 phần của loạt bài viết, D-CREA đã giới thiệu 7 loại hình kiến trúc nhà ở được phân loại theo công năng. Tuy nhiên, thế giới “nhà ở” vẫn đa dạng và còn nhiều điều thú vị để khám phá. Chúng ta sẽ tiếp tục hành trình tìm hiểu về những phương pháp phân loại khác trong những phần tiếp theo.

Ảnh: Internet

Bài viết có tham khảo sách “Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng” – NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

(còn tiếp)

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4

NEXT PROJECTS

Gạch tái chế – nguyên liệu tương lai của ngành xây dựng (Phần 1)
View more
  • D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)
  • D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)
  • D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 3)