D-CREA

D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)
D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4) D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)

Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)

Bên cạnh cách phân loại dựa vào hình thức không gian như đã giới thiệu ở những bài viết trước, kiến trúc nhà ở còn được phân loại theo những cách khác nhau. Trong phần 4, D-CREA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những phương pháp này, khám phá thế giới đa sắc màu của kiến trúc nhà ở.

D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)

Phân loại dựa theo độ cao

  • Nhà ở thấp tầng (1-2 tầng): Đây là các dạng nhà chỉ bao gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Loại hình này bao gồm nhiều biến thể, từ nhà ở đơn lẻ ít tầng (biệt thự cho một gia đình hoặc hai gia đình), đến những loại nhà ít tầng kiểu khối ghép hoặc kiểu đơn nguyên. Nhà ở nông thôn cũng thuộc loại này.
  • Nhà ở nhiều tầng (3-6 tầng): Loại nhà này có đặc điểm mặt bằng đa dạng, bao gồm những kiểu mặt bằng dạng điểm – một đơn nguyên hay kiểu tháp, kiểu phân đoạn, kiểu nhà với hành lang ở giữa hoặc hành lang ở bên (dạng nhà tấm). Hiện nay, loại nhà này phổ biến tại các đô thị lớn trên toàn thế giới. 
  • Nhà ở cao tầng trung bình (8-16 tầng): Đây là các nhà cao tầng kiểu tháp hoặc nhà tấm.
  • Nhà ở cao tầng lớn (24-30 tầng): Loại nhà này cũng bao gồm các tòa tháp hoặc nhà tấm có số tầng lớn hơn.
  • Nhà siêu cao, chọc trời (lớn hơn 30 tầng): Đây là các tòa nhà thường có số tầng vượt quá 30 tầng, và chủ yếu có dạng tháp.
D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)
D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)

Phân loại dựa vào đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội

  • Nhà ở sang trọng và tiêu chuẩn cao: Được thiết kế cho giới quý tộc, lãnh đạo, quan chức cao cấp và những người giàu có. Nhà thuộc phân loại này bao gồm lâu đài, cung điện, và biệt thự sang trọng.
  • Nhà ở cho người có thu nhập cao: Dành cho các ông chủ, quan chức và trí thức cao cấp, thường là kiểu biệt thự, biệt trại, chung cư cao cấp.
  • Nhà ở cho người có thu nhập trung bình và khá: Bao gồm biệt thự song lập, nhà liên kế, và chung cư cao cấp, phù hợp cho những người có thu nhập ổn định, thuộc tầng lớp trung lưu.
  • Nhà ở cho người có thu nhập thấp: Bao gồm chung cư dạng tái định cư và nhà ở xã hội, thiết kế nhằm phục vụ những người có mức sống bình dân.
  • Nhà ở tạm thời: Các loại nhà ở tạm trong thời gian ngắn.

Lời kết

Trong chuỗi bài viết “Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở”, D-CREA đã thảo luận về nhiều khía cạnh của “nhà ở”, từ định nghĩa cơ bản đến phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. 

Bắt đầu bằng việc tìm hiểu định nghĩa kiến trúc nhà ở và vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày cho thấy được sự phức tạp và cách nó phản ánh xã hội và văn hóa.

Tiếp theo, việc tìm hiểu về loại hình và kiểu dáng của nhà ở, từ những biệt thự sang trọng đến các căn hộ hiện đại và nhà ở xã hội, ta đã thấy sự đa dạng trong thiết kế, xây dựng, và cách nó thể hiện nhu cầu và phong cách sống của từng gia đình và tập thể cộng đồng.

Ngoài ra, kiến trúc nhà ở có thể được phân loại dựa trên độ cao bao gồm các loại nhà thấp tầng, nhà nhiều tầng, nhà cao tầng trung bình và lớn, cũng như các tòa nhà cao tầng siêu cao, chọc trời.

Cuối cùng là xem xét các yếu tố xã hội trong việc phân loại kiến trúc nhà ở. Chúng ta đã hiểu rõ hơn về cách kiến trúc phục vụ đối tượng cụ thể và ý nghĩa xã hội của từng loại nhà ở, từ nhà dành cho giới quý tộc đến những căn hộ phục vụ người có thu nhập thấp.

Với kiến thức từ chuỗi bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan lĩnh vực kiến trúc nhà ở rộng lớn và thú vị. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ này sẽ là nguồn cảm hứng đưa bạn tới thế giới kiến trúc phong phú đằng sau những công trình quen thuộc.

Ảnh: Internet

Bài viết có tham khảo sách “Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng” – NXB Khoa Học Kỹ Thuật.

Đọc thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4

NEXT PROJECTS

Thể lệ Cuộc thi vẽ tranh – tô màu KIẾN TRÚC SƯ NHÍ 2023
View more
  • D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)
  • D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)
  • D-CREA | Tìm Hiểu Khái Niệm và Phân Loại Kiến Trúc Nhà Ở (Phần 4)