D-CREA

D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường
D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường

Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường

Bên cạnh những khái niệm cơ bản về Tường, các hình thức phân loại tường thì việc nắm được những yêu cầu kỹ thuật là rất quan trọng. Để đảm bảo mỗi công đoạn thi công trong dự án xây dựng đều diễn ra một cách suôn sẻ và đạt được chất lượng mong muốn, D-CREA sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về kích thước cụ thể của tường. Việc hiểu rõ về những thông số này không chỉ hỗ trợ quá trình thi công mà còn giúp tiết kiệm và tối ưu nguyên vật liệu, mang lại hiệu quả kinh tế và nhiều lợi ích khác.

D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường

Tường xây có một số đặc điểm cơ bản về vật liệu, phân loại, thông số cụ thể và được áp dụng trong hầu hết các dự án công trình xây dựng thông thường. Tường được xây từ gạch. Cụ thể hơn, gạch thường được sử dụng là gạch đất sét nung. Ngoài ra, còn có các loại khác như gạch than xỉ, gạch đôlômit, gạch silicat…

  • Các loại gạch đất sét nung: Gạch đất sét nung có hai loại chính là gạch máy và gạch thủ công.
  • Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng của tường gạch dao động trong khoảng 1600-2000kg/m2.
  • Kích thước viên gạch tiêu chuẩn (việt nam): Kích thước tiêu chuẩn của viên gạch là 220 x 105 x 55.
  • Cường độ chịu lực: Cường độ chịu lực của gạch máy thường nằm trong khoảng R=75-200kg/cm2. Cường độ chịu lực của gạch thủ công là R=35-75kg/cm2.
  • Kích thước tính theo quy chuẩn: Chiều dài của mỗi viên gạch tiêu chuẩn bằng hai lần chiều rộng cộng với mạch vữa. Chiều rộng của mỗi viên gạch tiêu chuẩn bằng hai lần chiều dày cộng với mạch vữa.
  • Kích thước mạch vữa: Chiều rộng của mạch vữa trong tường gạch được xác định là 10mm.
  • Vữa: Là chất liệu kết nối bao gồm cát, xi măng, và một lượng nước thích hợp.
D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường
D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường

Chiều dày của tường gạch

Để xác định chiều dày phù hợp, ta cần xem xét những yếu tố sau đây:

  • Tính chất và độ lớn của tải trọng: Chiều dày của tường phải đảm bảo đủ sức chịu đựng tải trọng tác động lên nó. Điều này liên quan đến loại công trình và mức độ tải trọng mà tường phải chịu.
  • Kích thước của ô cửa và khoảng cách giữa các ô cửa trên tường: Chiều dày của tường cũng phụ thuộc vào kích thước và số lượng các ô cửa. Các yếu tố này ảnh hưởng đến độ chịu lực và tính ổn định của tường.
  • Phòng tránh hỏa hoạn: Cần đáp ứng các yêu cầu về cách âm, cách nhiệt, và khả năng chống cháy của tường tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Phạm vi sử dụng:

Chiều dày của tường gạch thường được xác định bằng chiều dày của một viên gạch làm tiêu chuẩn. Nếu chiều dày tường lớn hơn một gạch thì nó được tính bằng chiều dài viên gạch cộng với chiều dày mạch vữa.  Dưới đây là một số kích thước thường gặp (chưa kể mạch vữa khoảng 10mm):

  • Tường Không Chịu Lực:
    • Tường 1/4 gạch: Dày 60mm (55) – Thích hợp để ngăn cách, bao che.
    • Tường 1/2 gạch: Dày 110mm (105) – Tường ngăn, bao che, trám lấp nhà khung, và tường nhà một tầng.
  • Tường Chịu Lực:
    • Tường 1 gạch: Dày 220mm (105 + 10 + 105) – Tường chịu lực nhà một tầng và tầng thứ 3 trở lên của nhà nhiều tầng.
    • Tường gạch rưỡi: Dày 335mm (220 + 105 + 10) – Dành cho tường chịu lực của nhà nhiều tầng.
    • Tường 2 gạch: Dày 450mm (220 + 10 + 220) – Sử dụng trong nhà dân dụng cho những công trình đòi hỏi khả năng chịu lực cao, nhà nhiều tầng, công trình kiên cố, tường móng.

Trong các công trình nhà dân dụng, chiều dày phổ biến của tường gạch thường là 220mm hoặc 110mm, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án và mục đích sử dụng của từng phần của công trình.

Chiều dài của tường gạch

Để đảm bảo yêu cầu tường gạch, việc chọn chiều dài tổng L là một bội số của chiều rộng của cộng thêm chiều dài mạch vữa là lựa chọn tối ưu. Cụ thể, ta có công thức:

L=(105+10)×n

  • Trong đó:105 là chiều rộng tiêu chuẩn của viên gạch.
  • 10 là chiều dày của mạch vữa.
  • n là một số nguyên dương tùy ý, là bội số của chiều rộng 

Việc chọn n là một bội số của chiều rộng viên gạch giúp giảm hiện tượng cong chặt gạch khi xây dựng tường. Điều này làm tăng tính đồng đều và thẩm mỹ của tường.

Tuy nhiên, để thực hiện điều này đúng cách, kích thước của viên gạch cần phải được module hóa, tức là điều chỉnh sao cho nó phù hợp với kích thước của nhà, đặc biệt với nhà lắp ghép.

Chiều cao của tường gạch

Chiều cao của tường được xác định dựa trên yếu tố ổn định của tường và chiều dày của nó. Dưới đây là các quy định chiều cao tối đa cho các loại tường khác nhau:

  • Tường 60: cao ≤ 1.2m
  • Tường 110: cao từ 1.5−2.5m
  • Tường 220: cao ≤ 3 – 4m

Chú ý:

  • Đối với Tường 55: Nếu chiều cao của tường không vượt quá 1.2 mét, và nếu chiều dài tường dài hơn 2mm, cần phải có bổ trụ bằng gạch, gỗ, hoặc bê tông cốt thép. Đặc biệt, tại vị trí tiếp giáp với cột tăng cường, cần bố trí râu thép đường kính 
  • Φ6 và sử dụng vữa xi măng mác cao để xây.
  • Đối với Tường 110: Nếu chiều cao của tường vượt quá 3 mét, cần làm kết cấu ngang giằng tường để đảm bảo tính ổn định.
  • Đối với Tường 220: Nếu chiều cao của tường vượt quá 4 mét, cũng cần thiết lập kết cấu ngang giằng tường để đảm bảo tính ổn định.

Quy định này giúp đảm bảo rằng chiều cao của tường được điều chỉnh phù hợp với mục đích sử dụng và đồng thời đảm bảo tính ổn định của tường trong quá trình xây dựng và sử dụng.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về kích thước cụ thể của tường, chúng ta có thể đảm bảo rằng mọi dự án xây dựng được thực hiện với độ chuẩn xác cao, từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến công đoạn thi công, tạo nên những công trình vững chắc và đẹp mắt. 

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo  và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng và các nguồn internet.

NEXT PROJECTS

Cuộc thi KIẾN TRÚC SƯ NHÍ – Bài thi Vòng 2 – Thí sinh Nguyễn Thị Bảo Ngọc
View more
  • D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường
  • D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường
  • D-CREA | Tìm Hiểu Về Kích Thước Của Tường