D-CREA

D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Trong các công trình, tường không chỉ đơn thuần là một phần kết cấu mà còn là yếu tố đóng vai trò hoàn thiện cả về chức năng và thẩm mỹ. Trên thực tế, tường có rất nhiều loại và việc ứng dụng trong xây dựng lại vô cùng phong phú, đa dạng. D-CREA sẽ cùng bạn đọc khám phá về tường, về những khái niệm chung và cơ bản nhất trong bài viết này.

D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Khái niệm chung về tường

 

Tường đóng vai trò quan trọng trong công trình kiến trúc, không chỉ giữ vai trò bảo vệ và ngăn cách không gian mà còn đảm nhận chức năng làm kết cấu chịu lực trong những công trình. Những yêu cầu về tường là khả năng chịu nén, chịu lực đẩy ngang của các yếu tố ngoại cảnh như gió bão, chấn động.

Tường chiếm khối lượng tương đối lớn, thường được xây dựng bằng gạch, đá, hoặc bê tông cốt thép. Độ dày của tường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, tải trọng của công trình, loại vật liệu sử dụng, và hình thức kết cấu. Sự kết hợp chặt chẽ giữa những yếu tố này đảm bảo tính ổn định và độ bền vững của tường.

D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc

Yêu cầu về tường trong xây dựng

Tường chiếm phần lớn trọng lượng vật liệu trong hệ thống kết cấu nhà dân dụng – khoảng 40-65%, và chiếm khoảng 20-40% tổng chi phí xây dựng. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu và phương pháp cấu tạo, thi công tường đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí xây dựng.

Dựa vào chức năng và vị trí của tường, việc bố trí và thiết kế tưởng cần phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:

  • Cường độ chịu lực: Tương quan với chiều dài tường để đảm bảo khả năng chịu lực bao gồm trọng lượng của bản thân tường, trọng lượng sàn, trọng lượng mái truyền đến tường. Đồng thời tường cũng cần chịu tải trọng của các yếu tố tự nhiên như lực đẩy ngang của gió, bão, chấn động trong và ngoài nhà.
  • Độ bền và độ cứng: Liên quan đến mác của vật liệu, sức chịu tải của nền đất và móng tường. Độ cứng bền còn ảnh hưởng bởi chiều cao, chiều dày, và chiều dài của tường. Các yếu tố khác như kỹ thuật thi công, cách sắp xếp khối xây và mạch vữa cũng có tác động đến yêu cầu này.
  • Tăng cường khả năng chịu lực: Sử dụng lanh tô, giằng tường, trụ tường để tăng cường khả năng chịu lực.
  • Chống rạn nứt và điều hòa nhiệt độ: Lựa chọn vật liệu đủ bề dày và cấu trúc phù hợp để tránh rạn nứt trong thời tiết khắc nghiệt. Bảo đảm môi trường ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
  • Cách âm: Sử dụng giải pháp cấu tạo cách âm để ngăn tiếng ồn từ bên ngoài, thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, yên tĩnh trong sinh hoạt của con người. Trong trường hợp thiết kế các công trình như nhà hát, rạp chiếu phim, khán phòng, việc cách âm cho tường trở nên vô cùng quan trọng và phức tạp hơn.
  • Chống thấm: Tường ngoại thất phải chống thấm nước mưa. Tường cho khu vệ sinh và tầng hầm cần có biện pháp chống ẩm và chống thấm tốt hơn.
  • Phòng hỏa: Điều chỉnh cấu tạo và khoảng cách tường phòng hỏa tùy thuộc vào bậc chịu lửa và yêu cầu sử dụng của công trình.
  • Thẩm mỹ: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tiện nghi và thẩm mỹ trong các công trình kiến trúc, các thiết bị đường ống phục vụ như hệ thống hơi đốt, điện, nước, và vệ sinh cần được đặt bên trong tường. Do đó, yêu cầu tường phải đủ độ cứng và rộng để đặt hệ thống kỹ thuật này.
  • Kinh tế: Chọn lựa vật liệu hợp lý có khả năng công nghiệp hóa và sự hỗ trợ từ công nghệ cơ giới hóa. Trong quá trình lựa chọn vật liệu xây dựng, ưu tiên chọn những loại vật liệu nhẹ. Điều này không chỉ giúp giảm trọng lượng của bản thân vật liệu, mà còn tiết kiệm nguồn vật liệu, giảm chi phí, và tiết kiệm sức lao động. Phương châm quyết định về vật liệu là ưu tiên trọng lượng nhẹ, đảm bảo cường độ cao, sử dụng phế liệu từ nhà máy, vật liệu địa phương để tiết kiệm thép.

D-CREA mong rằng độc giả đã tích lũy được những kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn về tường trong công trình, cũng như những yêu cầu của tường trong thiết nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết sắp tới để cùng chúng tôi khám phá thêm những khía cạnh sâu hơn về tường và yếu tố kỹ thuật khác trong kiến trúc – xây dựng. 

Ảnh: Internet.

Bài viết có tham khảo và trích dẫn từ sách “Nguyên lý thiết kế cấu tạo các công trình kiến trúc” – NXB Xây dựng.

NEXT PROJECTS

Cuộc thi KIẾN TRÚC SƯ NHÍ – Công bố tiêu chí chấm điểm Vòng 1 cuộc thi
View more
  • D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
  • D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc
  • D-CREA | Tổng Quan Về Tường Trong Công Trình Kiến Trúc