D-CREA

D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)
D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4) D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)

TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)

Kiến trúc luôn phản ánh sự phát triển và biến đổi của xã hội qua từng giai đoạn lịch sử. Chúng ta đã cùng nhau khám phá những phong cách kiến trúc đặc trưng ở những phần trước, từ trường phái cổ điển lộng lẫy đến sự phá cách đầy nghệ thuật của kiến trúc thời kỳ giao thoa. Trong phần cuối của loạt bài viết này, D-CREA sẽ cùng bạn đọc chứng kiến quá trình hiện đại hóa đầy sáng tạo trong các xu hướng thiết kế kiến trúc nổi bật ở hiện tại.

D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)
D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)

Phong cách kiến trúc Hiện đại – Modernism Architecture 

 

Phong cách kiến trúc Hiện đại – Modernism là một bước đột phá lớn trong lịch sử kiến trúc. Được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 19 và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới, phong cách kiến trúc Hiện đại đã tạo ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với không gian, hình dáng và vật liệu.

Một trong những nguyên tắc quan trọng của phong cách này là nguyên tắc “form follows function” (hình dáng phụ thuộc vào chức năng). Các kiến trúc sư tập trung vào việc thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của công trình, đảm bảo công năng hơn là những yếu tố trang trí. Công trình thường mang dáng vẻ mạnh mẽ, gọn gàng, cứng cáp với những hình khối, đường nét rõ ràng mạch lạc.

Các công trình kiến trúc Hiện đại thường sử dụng những vật liệu công nghiệp như thép, kính và bê tông. Điều này cho phép tạo ra các hình dáng và cấu trúc mới mẻ, khám phá những khả năng sáng tạo mà trước đây chưa từng có.

Kiến trúc Hiện đại có thể được phân loại thành rất nhiều trường phái khác nhau. Một số phong cách phổ biến bao gồm: International, Bauhaus, De Stijl, Constructivism, Metabolism, Art Deco, Brutalism… Mỗi phong cách đều có sự khác biệt trong hình thức thể hiện nhưng vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc thiết kế của kiến trúc Hiện đại.

Các công trình tiêu biểu thuộc phong cách thiết kế này có thể kể tới như: Tòa nhà The Bauhaus Dessau building thiết kế bởi Walter Gropius (Đức); Biệt thự Villa Savoye, Poissy (Pháp) do Le Corbusier thiết kế; Bảo tàng Solomon Guggenheim Museum (Mỹ) do Frank Lloyd Wright thiết kế…



Ảnh 1:  Bảo tàng Solomon Guggenheim Museum (Mỹ) do Frank Lloyd Wright thiết kế.

Ảnh 2: Sân vận động Quốc gia Yoyogi (Nhật Bản) do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế.

Ảnh bên: Trung tâm Văn hóa Heydar Aliyev (Cộng hòa Azerbaijan) do kiến trúc sư Zaha Hadid thiết kế.

D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)
D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)

Phong cách kiến trúc Hậu hiện đại (Postmodernism)

 

Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) là bước tiếp nối của phong cách kiến trúc Hiện đại, xuất hiện vào cuối những năm 1960, phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ 1980. Lối thiết kế này mang theo một cái nhìn hoàn toàn khác so với sự tối giản của trường phái tiền nhiệm, đánh dấu sự trở lại của các thủ pháp trang trí và tính biểu tượng, đa nghĩa trong các công trình kiến trúc.

Phong cách Postmodern mang đậm tinh thần phá cách và không tuân theo các quy tắc cố định. Nó có hình thái là sự kết hợp, pha trộn các yếu tố từ nhiều phong cách khác nhau nhằm thể hiện tính đa dạng, tương phản.

Những chi tiết trang trí được được khôi phục lại và được chú trọng trong phong cách Hậu hiện đại, ngược với triết lý của kiến trúc Hiện đại là sự tinh giản yếu tố này. Việc kết hợp các nét cổ điển, chi tiết trang trí phức tạp và những hình dáng hiện đại tạo ra sự đối lập nổi bật.

Tính ẩn dụ cũng là một đặc trưng trong kiến trúc Hậu hiện đại. Hình thức thể hiện luôn mang theo nhiều tầng ý nghĩa với những chi tiết tượng trưng. Điều này tạo ra sự đa dạng và kích thích trí tưởng tượng khi chiêm ngưỡng.

Trong phong cách Postmodern, mối liên kết giữa công trình – bối cảnh – con người là rất quan trọng. Các thiết kế tôn lên sự tương tác giữa kiến trúc và xã hội, các giá trị văn hóa và trải nghiệm của người sử dụng. 

Một số công trình Hậu hiện đại nổi bật là Vanna Venturi House, Philadelphia, (Mỹ); Bảo tàng Guggenheim Museum Bilbao (Tây Ban Nha); Tòa nhà M2 (Nhật Bản)…

 

Ảnh: Bảo tàng Guggenheim Bilbao (Tây Ban Nha), một tác phẩm của kiến trúc sư  người Mỹ gốc Canada Frank Gehry.

D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)

Phong cách kiến trúc Đương đại – Contemporary Architecture

Phong cách kiến trúc Đương đại (Contemporary architecture) là một trào lưu thiết kế ra phát triển từ kiến trúc Hiện đại và trở nên phổ biến trong thế kỷ 21. Nó mang tính độc đáo, tập trung vào sự đổi mới, tinh tế,  phản ánh xu hướng và giá trị của thời đại hiện tại. 

Kiến trúc Đương đại không bị ràng buộc bởi các quy tắc cố định hay kiểu dáng truyền thống. Thay vào đó, nó đề cao tính tự do trong thiết kế, là sự kết hợp các yếu tố kiến trúc từ nhiều nguồn cảm hứng, từ thiết kế bền vững đến việc tận dụng ánh sáng tự nhiên và sự tương tác với môi trường xung quanh.

Đặc trưng của phong cách Đương đại là hình thái kiến trúc rất đa dạng với những cấu trúc bất đối xứng, tự do. So với kiến trúc Hiện đại ưa chuộng đường thẳng, những đường cong mềm mại, khối cầu, tường nghiêng được đưa vào trong các công trình Đương đại đem đến ấn tượng thị giác mạnh mẽ.

Phong cách này đề cao sự đổi mới trong việc sáng tạo và sử dụng các công nghệ, vật liệu mới nhất. Bên cạnh những vật liệu như bê tông, thép, kính, các chất liệu tiên tiến bao gồm gốm sứ ceramics, hợp kim chịu lực cao và vật liệu tổng hợp composites thường được sử dụng linh hoạt. 

Kiến trúc Đương đại thường được thể hiện qua những công trình tầm cỡ với quy mô hoành tráng như Tháp Thượng Hải, Sân vận động quốc gia Bắc Kinh (Trung Quốc), Nhà hát Walt Disney, Bảo tàng Hoàng gia Ontario (Mỹ)…

 Ảnh: Sân vận động Tổ chim – sân vận động quốc gia Bắc Kinh (Trung Quốc)

Qua loạt bài viết về những phong cách kiến trúc nổi bật, chúng ta đã cùng nhau khám phá những kiệt tác nghệ thuật kiến trúc ấn tượng qua các thời kỳ. Từ cổ điển đến hiện đại, từ sự tối giản đến sự phóng khoáng, mỗi phong cách đều mang những giá trị quý báu, để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và văn hóa của nhân loại. 

D-CREA hy vọng rằng, những thông trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới đa dạng và phong phú của kiến trúc, đồng thời tạo cảm hứng nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá lĩnh vực nghệ thuật – khoa học đầy thú vị này.

Đọc thêm các phần khác tại đây: Phần 1, Phần 2, Phần 3

Nguồn ảnh: Internet.

 

NEXT PROJECTS

Biệt thự Hoa Mẫu đơn: Hòa quyện nghệ thuật và lịch sử trong kiến trúc
View more
  • D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)
  • D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)
  • D-CREA | TOP NHỮNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NỔI BẬT NHẤT (PHẦN 4)